Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Trong năm 2020, GE nỗ lực gấp đôi nhằm giúp thế giới vận hành hiệu quả (P1)

February 18, 2021

Trong báo cáo kết quả quý 4 và cả năm 2020 vừa qua, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành GE Larry Culp cho biết công ty đã “cải thiện đáng kể” hiệu suất lợi nhuận và tiền tệ trong một năm khó khăn. “Chúng tôi đang ở vị trí dẫn đầu trong việc nắm bắt cơ hội của quá trình chuyển đổi năng lượng, y học chính xác và tương lai của các chuyến bay. Trong khi liên tục chuyển đổi, chúng tôi vẫn tập trung vào việc củng cố GE và mang lại các giá trị bền vững.”

Những cơ hội và thế mạnh đó có thể tiếp tục phát triển nhờ sự tập trung lâu dài của GE vào đổi mới sáng tạo. Trong năm 2020, GE đã phát triển và ra mắt các công nghệ giúp giải quyết một số thách thức lớn của thế giới như quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, vấn đề biến đổi khí hậu và cả đại dịch COVID-19. Các nỗ lực này được thực hiện nhờ những kỹ thuật tiên tiến, trí tuệ nhân tạo, công cụ phân tích dữ liệu và các công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực hàng không và chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một vài ví dụ.

Được cấp chứng nhận

Mùa thu năm ngoái, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã cấp chứng nhận cho động cơ GE9X, điều này chứng minh GE có thể bắt đầu sản xuất động cơ phục vụ mục đích thương mại. Ảnh: GE Aviation.

Khoảng hai thập kỷ trước, các kỹ sư của GE Aviation đã khảo sát khách hàng về những tiêu chí họ muốn ở một động cơ phản lực lý tưởng. Các kỹ sư đã nhận lại một danh sách khoảng 300 tiêu chí. Trong đó, tiết kiệm nhiên liệu là điều mà nhiều khách hàng mong đợi nhất. Điều này không đáng ngạc nhiên vì nhiên liệu chiếm gần 20% chi phí hoạt động của một hãng hàng không. Từ đó, các kỹ sư bắt tay vào làm việc và tạo ra động cơ GE9X. Đây là động cơ được thiết kế riêng cho máy bay Boeing 777X, giúp tăng hơn 20% hiệu suất so với các phiên bản trước đây. Tuy nhiên, hiệu suất không phải là yếu tố duy nhất mà động cơ GE9X đạt được. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là động cơ phản lực mạnh nhất từng được chế tạo.

Mùa thu năm ngoái, Cục Hàng không Liên bang đã cấp chứng nhận cho động cơ GE9X, đồng nghĩa với việc GE có thể bắt đầu sản xuất động cơ phục vụ mục đích thương mại. Để đạt được cột mốc quan trọng này, động cơ phải trải qua một quá trình thử nghiệm lâu dài và khó khăn. Bền bỉ nhưng cũng rất tiên tiến, GE9X được gia tăng hiệu suất một phần nhờ sử dụng vật liệu gốm composite chịu nhiệt cũng như các bộ phận được chế tạo bằng in 3D. Động cơ thông minh, tích hợp nguồn dữ liệu lớn và các công cụ phân tích dữ liệu giúp các hãng hàng không tiết kiệm thời gian và chi phí. Ông Karl Sheldon- Kỹ thuật cấp cao của GE Aviation cho biết: “Chúng tôi đã phát triển một tổ hợp động cơ - máy bay mà tôi thực sự nghĩ chúng sẽ bất bại trên thị trường.”

Cải tạo thành công máy bay chở hàng

Kalitta Air có trụ sở tại Michigan đã đồng ý thuê ba chiếc máy bay phản lực thân rộng Boeing 777-300ERSF đã được chuyển đổi (với “SF” là viết tắt của “chuyên cơ chở hàng đặc biệt”) từ GECAS. Ảnh: GECAS

Boeing 777 được coi là dòng máy bay trụ cột của hàng không chở khách đường dài, đưa đón khách không ngừng giữa các lục địa, được trang bị hai động cơ phản lực GE90 khổng lồ dưới cánh. Nhưng ngày nay, người ta tìm mục đích sử dụng khác cho những kẻ thống trị bầu trời – biến chúng thành thành máy bay phản lực chở hàng. Với lưu lượng hàng hóa dự kiến tăng trong những năm tới, GE Capital Aviation Services đang tìm cách đáp ứng nhu cầu tương lai bằng cách chuyển đổi máy bay chở khách thành máy bay vận tải. Vào năm 2019, công ty đã hợp tác với Israel Aerospace Industries trong Chương trình chuyển đổi 777. Và năm ngoái, Kalitta Air có trụ sở tại Michigan đã đồng ý thuê ba chiếc Boeing 777-300ERSF đã được chuyển đổi từ GECAS (với “SF” là viết tắt của “chuyên cơ chở hàng đặc biệt”). Hãng hàng không S7 của Nga cũng đã thuê hai chuyên cơ vận tải 737-800 Boeing Conversion Aircraft (BCF) từ GECAS.

Việc chuyển đổi thành công chiếc máy bay Boeing 777 thành một máy bay phản lực chở hàng là một điều không hề dễ dàng, đòi hỏi công sức của khoảng 200 người trong gần 39 tháng từ bản thiết kế đầu tiên đến những chuyến hàng đầu tiên. Ví dụ, nhóm nghiên cứu cần phải cắt các phần chính của thân máy bay để làm cửa nhận hàng mới và lắp đặt một thanh chắn cứng bên trong máy bay có thể chịu được lực lên đến 9 Gs (Gauss). Richard Greener, Phó chủ tịch cấp cao kiêm quản lý của GECAS Cargo, cho biết: “Những gì chúng tôi đang chứng kiến ​​thực sự là một quá trình tái thiết kế máy bay. Nhưng tất cả những công sức đó sẽ được đền đáp, Boeing dự đoán phân khúc thị trường sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới và phương tiện vận chuyển hàng hoá trên thế giới sẽ tăng lên từ khoảng 1.870 lên 3.260 phương tiện. Hơn 60% phương tiện mới đến từ việc chuyển đổi từ máy bay chở hành khách sang máy bay vận tải.

Ra mắt ứng dụng điện thoại giúp kiểm soát vệ sinh sân bay

Wellness Trace cung cấp “góc nhìn kỹ thuật số” giúp hành khách trải nghiệm dịch vụ ở sân bay một cách an toàn hơn. Ảnh: GE Aviation.

Khi đi qua Sân bay Quốc tế Albany trong những ngày này, nếu để ý kỹ, hành khách có thể nhận ra một thay đổi thú vị, đó là sự xuất hiện của những nhãn dán bên cạnh lối vào nhà vệ sinh, quầy làm thủ tục hay thậm chí cả khu ăn uống. Tuy không nhiều, nhưng những nhãn dán này đã góp phần giúp ngành hàng không trấn an những hành khách cảm thấy lo lắng khi bay trong thời điểm dịch bệnh COVID-19. Các nhãn dán này có dạng mã QR, bất kỳ ai cũng có thể quét được với một chiếc điện thoại thông minh, nhờ đó biết được khi nào phòng vệ sinh được dọn dẹp lần cuối, hoặc khi nào quầy ki-ốt đã được vệ sinh.

Công nghệ này là kết quả của sự hợp tác giữa GE Aviation và TE-FOOD – một công ty sử dụng blockchain (nền tảng công nghệ cho các loại nền tảng kỹ thuật số đang phổ biến hiện nay) để theo dõi chuỗi cung ứng thực phẩm và Eurofins.

Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Kỹ thuật số tại GE Digital Andrew Coleman cho biết: “Sau ngày 11/9, Cơ quan Quản lý An ninh Vận tải được thành lập, PreCheck được giới thiệu và cửa cabin được làm kiên cố. Hiện tại, chúng tôi đang chiến đấu với những thứ vô hình và đang cung cấp góc nhìn kỹ thuật số để giúp hành khách trải nghiệm dịch vụ ở sân bay một cách an toàn hơn”. Đây là bước đầu tiên trong việc biến sân bay thành một “vườn ươm kỹ thuật số” khai thác các công nghệ cấp tiến như trí tuệ nhân tạo, machine learning (học máy) và các công nghệ kỹ thuật số khác tập trung vào sự an toàn và minh bạch.

Nỗ lực phát triển công nghệ Deep Silicon

Làm việc cùng với các đồng nghiệp tại công ty khởi nghiệp Prismatic Sensors AB (Thụy Điển) và GE Healthcare, nhóm đã tìm ra một phương pháp mới để chụp và phân tích tia X đi qua cơ thể và hiển thị chúng thành những hình ảnh sắc nét. Ảnh: GE Healthcare.

Năm 1895, Wilhelm Röntgen, một nhà vật lý người Đức, làm thí nghiệm với một ống chân không bằng thủy tinh nhiễm điện thì phát hiện nó tạo ra các tia lạ có thể xuyên qua các vật rắn. Ông gọi chúng là tia X và sáng lập ngành X quang. Không lâu sau, Elihu Thomson, người đồng sáng lập và là nhà khoa học hàng đầu của GE, tiếp tục công việc của Röntgen. Ông thiết kế một máy chụp X-quang có thể chẩn đoán gãy xương. [1] Thomson đã khuyến khích GE mở các phòng nghiên cứu, nơi nhà khoa học William Coolidge và các nhà nghiên cứu nối nghiệp ông phát triển lĩnh vực này lên một tầm cao mới, hướng tới công nghệ như chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp CT. [2]

Giờ đây, các kỹ sư tại GE Research cùng với các đồng nghiệp tại GE Healthcare và công ty khởi nghiệp Prismatic Sensors AB (Thụy Điển) hy vọng có thể cải tiến quá trình chụp X quang một lần nữa. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh vốn đã rất ấn tượng của công nghệ chụp CT. Họ đã sáng chế ra một phương pháp mới để chụp, phân tích tia X đi qua cơ thể và hiển thị chúng thành những hình ảnh chi tiết cụ thể như hình ảnh về tim hoặc các nốt bên trong phổi. Họ chia sẻ, phương pháp này cho phép các bác sĩ quan sát bên trong cơ thể bệnh nhân một cách rõ ràng và chi tiết hơn. Mặt khác, bệnh nhân lại tiếp xúc bức xạ ít hơn so với chụp CT truyền thống.

Cách tiếp cận này đòi hỏi nhiều thập kỷ để phát triển. Họ sử dụng kỹ thuật gọi là đếm hạt photon và máy dò tia X siêu nhạy được làm từ công nghệ "Deep Silicon". Đây là một thành phần then chốt rất khó phát triển. Ông Kieran Murphy, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Healthcare, cho biết: “Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một bước tiến đáng kể trong công nghệ chụp CT, có thể mang lại lợi ích cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới”.

Để minh chứng cho lời hứa hẹn về công nghệ này, năm ngoái, GE Healthcare đã công bố kế hoạch mua lại Prismatic. Đây là thương vụ mua lại đầu tiên của GE kể từ khi Larry Culp trở thành chủ tịch và CEO của GE vào năm 2018. Ông Kieran Murphy, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Healthcare, cho biết: “Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một bước tiến đáng kể trong công nghệ chụp CT, có thể mang lại lợi ích cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới”.

[1] "Hệ thống X-quang Elihu Thomson" General Electric. <https://artsandculture.google.com/asset/elihu-thomson-x-ray-system-general- Electrical company/DQF2_jkXa8GdIQ?hl=vi>

[2] “Phòng nghiên cứu General Electric: Điểm nổi bật về sự đổi mới sáng tạo trong 111 năm qua” Trung tâm Công nghệ Edison.

https://edisontechcenter.org/GEresearchLab.html

Cung cấp dịch vụ dùng thử và trải nghiệm trong y tế

Dịch vụ này có tên Edison Marketplace [1], được đặt theo tên của nhà phát minh vĩ đại đồng thời là đồng sáng lập GE: Thomas Edison. Đây là một cửa hàng thương mại điện tử cho phép khách hàng tìm, thử và mua các thuật toán từ các nhà phát triển bên thứ ba. Ảnh: GE Healthcare.

Lần gần đây nhất khi bạn mua một chiếc ô tô, ngoài việc chi trả, bạn còn chạy thử để hiểu hơn về chiếc ô tô đó. Tương tự, GE Healthcare sẽ sớm cung cấp một dịch vụ trải nghiệm máy móc trước khi cung cấp cho các bệnh viện. Ken Denison, Phó Chủ tịch Tiếp thị sản phẩm và Nền tảng số tại GE Healthcare cho biết: “Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành y tế. Vì hiếm khi chúng ta được thử các thiết bị y tế trước khi ra quyết định mua”.

Dịch vụ này có tên Edison Marketplace [1], được đặt theo tên của nhà phát minh vĩ đại đồng thời là đồng sáng lập GE: Thomas Edison. Đây là một cửa hàng thương mại điện tử cho phép khách hàng tìm, thử và mua các thuật toán từ các nhà phát triển bên thứ ba. Edison Marketplace cũng là thành phần chủ chốt của nền tảng phần mềm AI của GE Healthcare.

Một số ứng dụng AI [2] hiện đã sẵn sàng để giúp bác sĩ thu thập dữ liệu lâm sàng và cải thiện kết quả. Ở Edison Marketplace, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể tìm thấy các ứng dụng hỗ trợ phát hiện ung thư vú hoặc sắp xếp ưu tiên cho các ca có nguy cơ tràn khí màng phổi. Các ứng dụng khác còn có thể cho phép các bác sĩ cấp cứu theo dõi mức độ của bệnh viêm phổi do COVID-19 gây ra.

Chú thích:

[1] Công nghệ đang được phát triển đại diện cho những nỗ lực nghiên cứu và phát triển không ngừng. Những công nghệ này không phải là sản phẩm và có thể không bao giờ trở thành sản phẩm. Không dành để bán. Không bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoặc bất kỳ cơ quan quản lý toàn cầu nào khác xóa hoặc phê duyệt về tính khả dụng thương mại.

[2] Tính khả dụng của ứng dụng khác nhau tùy theo khu vực. Vui lòng liên hệ với đại diện GE Healthcare ở khu vực của bạn để biết thêm thông tin.

[3] Chỉ được xác thực với Centricity PACS.

Cho phép giám sát ICU

Về bản chất, các bác sĩ và y tá là những người giải quyết vấn đề, sử dụng các công cụ có sẵn để cứu càng nhiều người càng tốt. Trong đại dịch COVID-19, điều đó có nghĩa là tìm ra những cách mới để chăm sóc bệnh nhân đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng và giải quyết tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).

Phòng chăm sóc đặc biệt, hay ICU, là một khu vực đặc biệt quan trọng của bệnh viện dành để chữa trị những bệnh nhân nguy kịch nhất và cần nhiều nhân lực để thường xuyên kiểm tra bệnh nhân. Do đó, các y tá tại một bệnh viện ở California đang cần một giải pháp cấp bách đã được báo cáo để có một công cụ giúp kiểm tra bệnh nhân từ xa. [1]

Sadiq Syed, Tổng Giám đốc mảng Giải pháp phần mềm và tin học cho chăm sóc lâm sàng của GE Healthcare và nhóm cộng sự của ông nghĩ rằng phải có một cách toàn diện hơn để giải quyết vấn đề. Tháng 7 năm ngoái, nhóm đã ra mắt Giải pháp chăm sóc ảo Mural, được thiết kế để giúp các bệnh viện theo dõi từ xa việc tuân thủ giao thức trên các khu vực chăm sóc trong bệnh viện. Syed nghĩ rằng nó có thể được sửa đổi nhanh chóng để giải quyết các nhu cầu của bác sĩ lâm sàng liên quan đến COVID-19.

Giải pháp chăm sóc ảo Mural được kích hoạt bởi Decisio Insights, một thiết bị xóa độc lập 510(k), cho phép các bác sĩ và y tá truy cập vào tình trạng của nhiều bệnh nhân ICU ở một khu vực tập trung. Họ có thể đi sâu vào từng tập dữ liệu bệnh nhân dựa trên mức độ ưu tiên do bệnh viện xác định và xem xét kỹ hơn các dấu hiệu quan trọng của họ trong thời gian thực, quản lý các giao thức được xác định về bảo vệ phổi và cai máy thở, kích hoạt nguồn cấp dữ liệu âm thanh/video của phòng và tham khảo thông tin trong hồ sơ y tế điện tử của họ. [2]

[1] Màn hình theo dõi từ xa trong ICU:Thiết bị quan trọng được các y tá sáng tạo để cứu mạng sống ABC News, ngày 1 tháng 4 năm 2020.

[2] Giải pháp chăm sóc ảo Mural COVID-19 không cung cấp tất cả các tùy chọn có sẵn trong Giải pháp chăm sóc ảo Mural. Tham khảo trang web để biết thêm chi tiết.