Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Tiên lượng kỹ thuật số: CEO GE Healthcare chia sẻ về đại dịch COVID-19 và tương lai của ngành y tế

March 12, 2021

Đầu năm ngoái, khi đại COVID-19 tấn công, hàng không phải là ngành duy nhất bị chao đảo, sự thiếu vắng của những chuyến bay đã làm xáo trộn các chuỗi cung ứng quan trọng trên toàn cầu, khiến nhiều doanh nghiệp gặp thách thức trong việc duy trì hoạt động của các nhà máy. Hơn ai hết, các doanh nghiệp trong ngành y tế phải tìm ra giải pháp cấp bách trong việc cung cấp các thiết bị quan trọng cho các y bác sĩ tuyến đầu để thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trong giai đoạn đại dịch.

Ông Kieran Murphy, Chủ tịch kiêm giám đốc Điều hành của GE Healthcare cho biết: “Vì các chuyến bay bị hạn chế khá nhiều nên chúng tôi phải thuê phi cơ riêng và làm những công việc hậu cần mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Điều này cần các mối quan hệ hợp tác rộng rãi và cũng là điều tôi mong muốn được tiếp tục phát triển sau đại dịch.”

Các mối quan hệ hợp tác này mở rộng quá trình sản xuất trước đây sang việc áp dụng công nghệ y học từ xa và nỗ lực vận dụng hiệu quả hơn các dữ liệu, phần mềm giúp cải thiện kết quả chữa trị cho bệnh nhân cũng như kết quả kinh doanh cho bệnh viện và các doanh nghiệp khác trong ngành. Ông Murphy cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ của hệ thống y tế. Mọi thứ đều được ảo hóa: y tế từ xa, xạ trị. Tôi nghĩ việc này sẽ được tiếp tục phát triển trong tương lai và là một động lực lớn giúp thúc đẩy hiệu suất, đảm bảo số lượng lớn bệnh nhân được điều trị. Dĩ nhiên, lĩnh vực này sẽ luôn được cải tiến hơn nữa.”

Thứ sáu vừa qua, trong Đại hội X Quang Châu Âu – một hội nghị trực tuyến về hình ảnh y học và là một trong những cuộc họp khoa học lớn nhất toàn cầu, ông Murphy đã thảo luận về những thách thức và cơ hội thời đại dịch trong một video với Tiến sĩ y khoa Mathias Goyen, Giám đốc chuyên môn của GE Healthcare Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Ông Goyen cho biết: “Dịch vụ chăm sóc ảo được trao quyền bởi AI đã không còn là một lựa chọn. Nó trở thành một yếu tố bắt buộc trong việc cung cấp dịch vụ y tế trong tương lai”.

Dưới đây là một số trích dẫn đã được biên tập về cuộc trao đổi giữa ông Murphy và ông Goyen.

Mathias Goyen (MG): Theo ông, năm 2020 là một năm như thế nào?

Kieran Murphy (KM): 2020 là một năm vô tiền khoáng hậu. Chúng ta có thể thấy áp lực lên các chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Chúng ta hành động, mở đầu ở Trung Quốc và tiếp theo là khắp nơi trên thế giới, từ cung cấp các máy chụp cắt lớp vi tính (CT Scanners), X-ray, máy theo dõi bệnh nhân. Đây là những nhu cầu to lớn đối với GE và các doanh nghiệp khác.

MG: Đại dịch COVID-19 đã thay đổi bối cảnh của ngành y tế như thế nào?

KM: Đại dịch COVID-19 đã nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe của chúng ta một cách đáng kể. Có thể thấy, hiện nay, ai cũng là một nhà miễn dịch học. Mặt tích cực mà tôi hy vọng sẽ tiếp tục được phát huy là việc bệnh nhân ý thức hơn về cách thức vận hành của hệ thống y tế. Đứng trên góc nhìn của hệ thống y tế, những gì chúng tôi thấy là một cuộc chuyển đổi số tầm cỡ đang diễn ra. Khách hàng nói với chúng tôi rằng họ đã đạt được nhiều tiến bộ trong trong khoảng hai đến ba tháng so với kế hoạch dự định trong năm hoặc bảy năm tới. Chắc chắn sẽ có sự gia tăng trong việc sử dụng các công nghệ từ xa và kỹ thuật số.

MG: Thế giới hậu COVID-19 sẽ ra sao? Trong viễn cảnh đó, GE Healthcare sẽ hỗ trợ ngành y tế như thế nào bằng các công nghệ kỹ thuật số, AI?

KM: Tôi tin tưởng vào vai trò của những người như chúng tôi trong việc đảm bảo bệnh nhân được điều trị, được đưa đến bệnh viện cũng như được trở lại cuộc sống thường nhật nhanh nhất có thể. Điều này đòi hỏi độ chính xác cao trong công tác chẩn đoán, điều trị và nỗ lực theo dõi rất sát sao. Ngoài ra, tất cả các tập dữ liệu bị phân mảnh từ trước đến nay sẽ phải được tích hợp.

Đứng trên quan điểm hiệu suất, tất cả chúng ta sẽ phải đối mặt với các các ca bệnh ung thư, tim mạch và các ca bệnh khác tồn đọng trong thời gian đại dịch. Tồn đọng là một vấn đề lớn, phải được giải quyết càng nhanh càng tốt. Các công nghệ như công cụ quản lý trung tâm giúp loại bỏ nhiều rào cản và giải quyết tình trạng tắc nghẽn một cách tối ưu. Đây thực sự là yếu tố mà ngành y tế cần chú trọng phát triển. Theo tôi, điều này sẽ cần đến các mối quan hệ hợp tác trong ngành giữa các doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp về Hồ sơ y tế điện tử (EMR) và những doanh nghiệp như chúng tôi. Đây là một bước tiến đầy thú vị trong giai đoạn đại dịch năm trước mà hiện nay chúng ta cần tiếp tục phát huy.

MG: Có nhiều người lo sợ những phần mềm và trí tuệ nhân tạo có thể làm mất đi “cảm xúc” trong chăm sóc y tế, ông sẽ trả lời họ như thế nào?

KM: Không một y bác sĩ nào muốn dành nhiều thời gian cho việc quản lý và cố gắng tận dụng các công nghệ hơn việc chăm sóc bệnh nhân. Ví dụ, với sự hỗ trợ từ AI, chúng ta phải cố gắng hết sức để tăng tốc độ chụp và phân tích ảnh. AI là một khái niệm vô hình, một người bạn vô hình giúp định vị bệnh nhân đúng cách, đảm bảo luồng bệnh nhân được thông suốt trên toàn bộ hệ thống và sắp xếp ưu tiên các bản quét cần đọc. Theo tôi, loại AI này thật sự là một cánh tay trợ giúp đắc lực. Chúng ta đang đứng trước sự phát triển của các ứng dụng AI. Tôi không nghĩ mọi người sẽ muốn dành thời gian để xem qua một danh mục và lựa chọn loại AI phù hợp. Chúng ta cần triển khai các công cụ trong AI nhằm chọn đúng ứng dụng vào đúng thời điểm.

Chúng ta biết rằng ngành y tế đang tạo ra một lượng lớn dữ liệu y tế. Người ta ước tính cứ sau 73 ngày toàn bộ kiến thức y học sẽ tăng gấp đôi. Điều này vượt ngoài sự tưởng tượng. Nhưng đến 95% dữ liệu y tế không bao giờ được sử dụng.

MG: Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này?

KM: Chúng ta cần tích hợp dữ liệu để chúng được ở đúng nơi, đúng thời điểm nhằm có được những hiểu biết lâm sàng và tập trung vào bệnh nhân tốt hơn. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các bộ phận trong bệnh viện và tất cả mọi người, kể cả bệnh nhân. Các vùng dữ liệu này cũng có thể cải thiện chất lượng của các thuật toán. Trên thực tế, các thuật toán sẽ được đào tạo trên một tập dữ liệu rất hẹp, trừ khi bạn biết cách tạo và tích hợp những dữ liệu đó.

MG: Điều gì sẽ đưa chúng ta đến tương lai đó?

KM: Câu chuyện này liên quan nhiều đến chiến lược và văn hóa hơn là về công nghệ. Hiện nay, chúng tôi đang đặt các trung tâm điều hành tại 200 bệnh viện. Các trung tâm này đã giúp họ thay đổi cách làm việc và trợ lực cho các đội ngũ. Điều đáng chú ý là cách chúng giảm thiểu thời gian chờ đợi và tình trạnh tắc nghẽn. Nhưng con người là yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta cần tạo ra các công nghệ chạy ẩn trong nền để mọi người có thể dành nhiều thời gian hơn trong việc điều trị bệnh nhân, tiết kiệm thời gian điều chỉnh chế độ quét trên máy. Tôi cảm thấy rất hào hứng về hiện đại hóa, cụ thể là cách các y bác sĩ và máy móc làm việc cùng nhau một cách trơn tru và việc văn hóa trong hệ thống hướng sự tập trung vào bệnh nhân, vào năng suất làm việc. Cơ hội cho việc này là vô cùng lớn.

MG: Theo ông, tương lai của ngành y tế sẽ ra sao?

KM: Tôi là một người lạc quan. Ngành y tế vẫn đang trong giai đoạn đầu của một hành trình thú vị. Hãy nghĩ về những gì chúng ta đạt được khi phát triển vắc xin với tốc độ kỷ lục trong giai đoạn dịch COVID-19. Động lực thúc đẩy tốc độ làm việc cấp bách là nỗ lực tập trung và tư duy cộng tác cởi mở. Xét trên phương diện văn hóa, điều này đã phá vỡ các rào cản giữa các quốc gia và các doanh nghiệp, giữa chính phủ với các công ty và các cơ quan quản lý. Tôi nghĩ đó là những gì chúng ta cần tiếp tục phát huy để tận dụng thật triệt để sức mạnh của các công nghệ mà chúng ta đang có.