Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

Serena Bright: Đột phá mới trong cuộc chiến chống ung thư vú

October 20, 2021
header-image

Kể từ lần đầu ra mắt thị trường vào những năm 1960, máy chụp X quang tuyến vú đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của công nghệ chẩn đoán hình ảnh trong cuộc chiến chống lại ung thư vú. Nhưng với những phụ nữ có kết quả chụp nhũ ảnh bất thường, quá trình chẩn đoán sau lần chụp đầu tiên có thể mất khá nhiều thời gian, khiến họ phải căng thẳng chờ đợi thêm một vài tuần nữa.

Một lý do cho sự chậm trễ này là vì mãi cho đến gần đây, các bác sĩ chưa có công cụ phù hợp để có thể tiến hành lấy mẫu sinh thiết chẩn đoán ung thư vú ngay trong quá trình chụp nhũ ảnh tăng cường chất cản quang (CEM). Thông thường, bệnh nhân phải đặt lịch siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) riêng để bác sĩ tái khám rồi mới nhận chỉ định sinh thiết. Nhưng đôi khi người bệnh phải chờ để có lịch chụp MRI và có thể lại mất thêm vài tuần đợi chờ nữa.[1] Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch, máy MRI thường xuyên được sử dụng để chụp các hình ảnh khác, kéo theo khâu khử khuẩn sau mỗi lần dùng, khiến cho quá trình chờ chẩn đoán của bệnh nhân ung thư vú càng lâu hơn nữa.

Nhưng mọi thứ đang thay đổi. Sau nhiều năm hợp tác nghiên cứu với các bệnh viện và trung tâm điều trị ung thư, đội ngũ kỹ sư của GE đã phát triển Serena Bright - một công nghệ chẩn đoán hình ảnh mới cho phép bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết dễ dàng hơn khi bệnh nhân có kết quả chụp vú bất thường. Serena Bright giúp người bệnh được chẩn đoán sớm hơn, [2],[3] cắt bớt quãng thời gian chờ đợi trong lo âu. GE đã giới thiệu công nghệ này từ năm ngoái và vừa ra mắt thị trường Mỹ.

Serena Bright hoạt động song song với hệ thống chụp nhũ ảnh Senographe Pristina. Ban đầu, Serena Bright sử dụng một loại chất cản quang để đánh dấu vị trí tổn thương nghi ngờ. Quy trình này được gọi là chụp X quang tuyến vú phổ có tiêm thuốc cản quang (CESM). Trong đó, bác sĩ tiêm một chất cản quang gốc i-ốt vào ngực người bệnh để tia X có thể tô đậm vùng mạch máu và cho bác sĩ thấy vị trí của khối u tiềm ẩn.

Tiếp theo, Serena Bright kết nối kết quả chụp CESM với một phần mềm tiên tiến có khả năng tự động hướng dẫn kim sinh thiết đến vị trí chính xác để lấy mẫu mô bất thường trong vú. Quá trình này nhanh và ít tốn kém hơn so với sinh thiết hướng dẫn bằng chụp MRI.[4] Đồng thời, các bác sĩ có thể trò chuyện với bệnh nhân trong suốt quy trình dài 15 phút này vì thủ thuật sinh thiết và chụp vú được thực hiện ở cùng một nơi.[5] Đổi lại, người bệnh có thể cảm thấy thoải mái hơn chút vì được tương tác cùng các y bác sĩ mình biết ở một nơi quen thuộc.

Pristina Serena

Hệ thống Senographe Pristina. Ảnh: GE Healthcare.

Ảnh trên: Bác sĩ Anat Kornecki, trưởng nhóm chụp nhũ ảnh của chương trình chăm sóc sức khoẻ vú tại St. Joseph’s Health Care London và nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Lawson ở London (Ontario, Canada), đồng thời cũng là đối tác nghiên cứu đã giúp GE Healthcare thử nghiệm hệ thống Serena Bright và đưa ra phản hồi để phát triển sản phẩm. Ảnh: GE Healthcare. 

CESM nói riêng là một công nghệ chẩn đoán ung thư vú cần thiết. Hệ thống tương tự đầu tiên trên thị trường là dòng SenoBright của GE, được phê duyệt vào năm 2011 tại Mỹ. Tuy nhiên, kết quả chụp CESM thường mất vài công đoạn trước khi đến bước chẩn đoán. Cụ thể, bác sĩ vẫn phải xác nhận lại kết quả thông qua siêu âm hoặc chụp MRI, sau đó mới sinh thiết để lấy mẫu mô và chẩn đoán bệnh.

Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. “Vấn đề xảy ra khi chúng tôi không nhìn thấy bất thường trên kết quả siêu âm,” bác sĩ Anat Kornecki, trưởng nhóm chụp nhũ ảnh của chương trình chăm sóc sức khỏe vú tại St. Joseph’s Health Care London và nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Lawson ở London (Ontario, Canada), cho biết. “Chúng tôi biết rằng tình huống như thế có thể xảy ra vì khả năng phát hiện ung thư bằng CESM có thể tốt hơn siêu âm tùy từng trường hợp”. Kornecki nói: “Chúng tôi cần một công nghệ cho phép tiến hành sinh thiết trong khi chụp nhũ ảnh tăng cường chất cản quang và cho đến gần đây, công nghệ này vẫn chưa tồn tại”. Kornecki đồng thời cũng là đối tác nghiên cứu đã giúp GE Healthcare thử nghiệm hệ thống Serena Bright và đưa ra phản hồi để phát triển sản phẩm.

Khi kết quả siêu âm và CESM không đồng nhất, các y bác sĩ sẽ chuyển sang sử dụng công nghệ chụp MRI để hướng dẫn kim lấy mẫu sinh thiết.

Giám đốc sản phẩm của GE Healthcare đồng thời là thành viên trong nhóm phát triển Serena Bright Mathias Cisaruk giải thích: Nhiều năm qua, các bác sĩ đã yêu cầu một công cụ sinh thiết có khả năng kết hợp với chụp nhủ ảnh tăng cường chất cản quang, nhưng rào cản kỹ thuật là một thách thức lớn. CESM là một công nghệ tuyệt vời, nhưng tương tự như MRI, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có thời hạn về mặt thời gian. Cụ thể, chất cản quang gốc i-ốt di chuyển trong hệ thống mạch máu và sẽ nhanh chóng rời khỏi khu vực tuyến vú chỉ sau vài phút, do đó toàn bộ quá trình sinh thiết phải được thực hiện một cách hiệu quả. Vì lý do này, nhóm nghiên cứu đã nỗ lực thiết kế để tạo ra một hệ thống Serena Bright đảm bảo về tính khả dụng, tính linh hoạt và công thái học. Với công nghệ CESM, các y bác sĩ có thể xác định mục tiêu lấy mẫu trong vòng 5 phút sau khi tiêm chất cản quang gốc i-ốt.

Lực nén đè lên vú trong khi sinh thiết và sự hiện diện của vật thể kim loại trong tầm nhìn như kim sinh thiết cũng khiến Cisaruk và các đồng nghiệp quyết định cấu hình lại quy trình chụp CESM. Mục đích của họ là cho phép bác sĩ luôn chỉ dẫn kim sinh thiết di chuyển tối ưu trong quá trình thực hiện thủ thuật. Kết quả là giờ đây, bác sĩ có thể đưa kim từ trên, dưới hoặc bên cạnh vùng tổn thương.

Khi các bệnh viện triển khai công nghệ này, họ có thể sử dụng cùng khoá đào tạo và những kỹ năng của kỹ thuật chụp CESM cho hệ thống Serena Bright, giúp việc áp dụng công nghệ mới trở nên dễ dàng hơn. Song song với đó, hệ thống Serena Bright có thể giúp giảm nhu cầu chụp MRI, để dành thiết bị này cho những trường hợp cần thiết hơn.

*Sản phẩm có thể không được đăng ký/có sẵn ở tất cả khu vực.

[1] Jaiswal K, Hull M, Furniss AL, Doyle R, Gayou N, Bayliss E. Chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú: Hồ sơ dân số mạng lưới an toàn. Tạp chí Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia: JNCCN. 2018; 16 (12): 1451-1457.

[2] Dữ liệu từ tệp 2020 GE Healthcare; Từ hình ảnh đầu tiên đến hình ảnh cuối cùng.

[3] Truy cập ngày 16/10/2020: https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Programs-and-Services/Imaging-Center/For-Patients/Exams-by-Procedure/MRI/MR-Guided-Breast-Biopsy/MR-Guided-Breast-Needle-Core-Biopsy-Procedure-Information.aspx

[4] Dữ liệu từ tệp Phân tích chi phí sinh thiết CESM so với MRI. GE Healthcare

[5] Dữ liệu từ tệp 2020 GE Healthcare; Thời gian từ hình ảnh đầu tiên đến hình ảnh cuối cùng.