Skip to main content
header-image
GE

Những ý tưởng mới cho tương lai năng lượng Việt Nam bền vững

April 25, 2017

Phát triển các nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu cao về cung điện tin cậy, bền vững với chi phí hợp lý và tìm kiếm nguồn vốn là những thách thức lớn cho ngành năng lượng Việt Nam trong thời gian tới. Trong khi chưa có giải pháp triệt để nào được đưa ra để giải quyết các vấn đề này, những công nghệ tiên tiến và giải pháp tài chính linh hoạt có thể là nhân tố giúp làm thay đổi bức tranh năng lượng của Việt Nam.

Nhu cầu điện tăng mạnh mẽ

Dựa vào báo cáo về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, EVN đã dự báo trong giai đoạn này, Việt Nam cần đạt mức tăng trưởng điện trung bình là 11,6%/năm, thậm chí là 13%/năm để đảm bảo nhu cầu điện.[1]

Ước tính nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ tăng đến 234,6 TWh vào năm 2020, tức gấp đôi nhu cầu điện của năm 2014.[2]

Thách thức về nguồn vốn

Theo tính toán của Ngân hàng thế giới, tổng tiền đầu tư mới ngành điện cần để phát triển điện mới, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện là gần 40 tỷ USD.[3]

Trong tổng số vốn đầu tư này, 67% được trông đợi vào khối tư nhân. Mặc dù nhiều dự án mang đến các cơ hội đầu tư dài hạn vững chắc, các yếu tố như chi phí nhiên liệu tăng cộng với thuế tài nguyên nước, chi phí môi trường rừng vẫn là rào cản khiến các nhà đầu tư cân nhắc.

Ví dụ với điện than, giá than tăng khoảng 7% dự kiến sẽ làm đội chi phí sản xuất điện lên 4.692 tỷ đồng trong năm 2017.[4] Ông Franz Genner, Trưởng nhóm chuyên gia Năng lượng - Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho biết, giá 7,6 cent/KWh hiện nay là rất thấp, khó thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện.[5]

Xây dựng “tổ hợp năng lượng”

Bên cạnh vấn đề chi phí, rào cản còn đến từ phát triển nguồn điện. Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ mới về nguồn - lưới điện, năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ năng lượng” ngày 14/3, ông Đặng Huy Cường - Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết Việt Nam đã khai thác gần hết tài nguyên thủy điện.[6]

Trong khi đó, điện tái tạo của Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu phát triển. Vì thế, nhiệt điện sẽ vẫn là trọng điểm phát triển nhằm đảm bảo cung điện ổn định. Theo Quy hoạch phát triển điện lưới quốc gia năm 2011 – 2020, đến năm 2020, Việt Nam phải dựa 49,3% vào điện than.[7]

Các thách thức trên rõ ràng sẽ đặt ra yêu cầu lớn về một kế hoạch tổng thể để phát triển năng lượng bền vững, trong đó cân bằng việc ứng ứng dụng công nghệ hiện đại, bắt kịp xu hướng kỹ thuật số, phát triển nguồn năng lượng mới, kêu gọi vốn đầu tư, hiện đại hóa các nhà máy hiện có và thực hiện các công tác môi trường.

Giải pháp từ hệ sinh thái năng lượng của GE

Hiện có ba xu hướng lớn đang hình thành trong ngành năng lượng toàn cầu và chắc chắn có tác động lớn đến Việt Nam. Ba xu hướng bao gồm: Số hóa (kết hợp máy móc với phần mềm, phân tích dữ liệu), Phát điện phân bố (người dùng có thể sản xuất và bán điện vào lưới) và Giảm phát thải (ưu tiên năng lượng tái tạo, nâng cấp và chuyển đổi sang công nghệ sạch cho điện truyền thống để giảm phát thải CO2).

Với kinh nghiệm hàng trăm năm phát triển các công nghệ năng lượng, GE đã xây dựng một hệ sinh thái các giải pháp hoàn thiện để giúp khách hàng toàn cầu khai thác tối đa cơ hội từ các xu hướng này trong lĩnh vực như sản xuất điện, truyền tải, phân phối và tích trữ điện... Ở một thị trường đang phát triển như Việt Nam, GE còn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tháo gỡ khó khăn về vốn bằng nhiều giải pháp tiếp cận và huy động vốn hiệu quả từ nhiều nguồn khác nhau.

Các giải pháp của GE đang tiếp cận ngành năng lượng một cách sâu rộng. Theo thống kê, chúng đang đóng góp 33% cung điện toàn cầu và 20% công suất điện tái tạo. Trong lĩnh vực dầu khí, công nghệ của GE giúp giảm 36% thời gian trễ không báo trước, tiết kiệm 34 tỉ đô-la chi phí vận hành cho khách hàng. Cùng với đó, GE giúp mang đến lợi nhuận 200 tỉ đô-la cho ngành điện toàn cầu bằng các giải pháp truyền tải điện cải tiến.

Giải pháp bền vững cho Việt Nam

Trong ngày 27/4 tới đây, những giải pháp trên sẽ được giới thiệu chi tiết tại buổi khởi động chính thức chương trình Hệ sinh thái năng lượng GE tại Việt Nam trong Hội thảo “Các giải pháp năng lượng Việt Nam”. Tại hội thảo, các cơ hội, thách thức cũng như những đề xuất giải quyết vấn đề của năng lượng Việt Nam sẽ được thảo luận trong các phiên làm việc chuyên sâu giữa lãnh đạo các lĩnh vực kinh doanh của GE với chuyên gia từ Viện Năng lượng Việt Nam, Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Công ty Luật Baker & McKenzie...

Các nội dung chi tiết của hội thảo sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục sau sự kiện, hãy chờ đón!

[1] http://news.zing.vn/pho-thu-tuong-yeu-cau-khong-de-mien-nam-thieu-dien-post680085.html

[2] https://www.adb.org/sites/default/files/institutional-document/178616/vie-energy-road-map.pdf

[3] http://dantri.com.vn/kinh-doanh/phat-trien-nguon-dien-khong-so-thieu-von-chi-thieu-chinh-sach-thu-hut-hap-dan-20161115134321583.htm

[4] http://dantri.com.vn/kinh-doanh/evn-gia-than-tang-doi-chi-phi-dien-len-gan-5000-ty-dong-20170103162017969.htm

[5] http://dantri.com.vn/kinh-doanh/phat-trien-nguon-dien-khong-so-thieu-von-chi-thieu-chinh-sach-thu-hut-hap-dan-20161115134321583.htm

[6] http://nangluongvietnam.vn/news/vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/cong-nghe-luu-tru-nang-luong-trong-phat-trien-nguon-dien-sach.html

[7] http://www.erav.vn/userfile/files/428_2016.pdf

Categories
tags