Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Những xu hướng và thành tựu công nghệ nổi bật trong năm 2021

January 04, 2022

Lại một năm cả thế giới phải “căng mình” chống chọi với COVID-19, không nằm ngoài cuộc chiến đó, các xu hướng công nghệ đáng chú ý trong năm 2021 đều xoay quanh đại dịch này.

Bất chấp những khó khăn do dịch COVID-19, sự phát triển của lĩnh vực công nghệ trong năm 2021 không chỉ tiếp tục tiến về phía trước mà còn góp phần phục vụ hầu như tất cả những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Trong một năm đầy thăng trầm vừa qua, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của hàng loạt công nghệ hướng đến giải quyết các vấn đề cơ bản của con người như thanh toán kỹ thuật số, hỗ trợ làm việc, chăm sóc sức khỏe từ xa, robot cũng như các ứng dụng ngày càng phổ biến của trí tuệ nhân tạo (AI)...

Dưới đây là những khía cạnh được tập trung phát triển mạnh mẽ nhất trong năm 2021. Theo các chuyên gia nghiên cứu, một trong số những xu hướng sẽ tiếp tục phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong năm tiếp theo và rất có thể sẽ định hình lại toàn bộ nhân loại.

An ninh mạng

Đi cùng với việc mang những hoạt động thường nhật lên môi trường mạng là nhu cầu về bảo mật ngày càng cao. Do đó, việc xuất hiện các lỗ hổng bảo mật trong các dịch vụ hay ứng dụng trực tuyến đều không thể tránh khỏi. Những lỗ hổng này không chỉ đe dọa trực tiếp đến các đối tượng người dùng cá nhân mà còn là cả những doanh nghiệp.

https://lh5.googleusercontent.com/DyOYnciMnQjG6i9Yhm3vAD4SqJ58JmInFsT0ymh3VHNYypMpsErg_ECEgn22EDPCE3RZEwoJOSpceg9_5UjlxXs72EgQ6-H0oOzYLjv30o26eOof5-GpH9xffolowpgajHixYX2e

Theo một nghiên cứu của công ty bảo mật Cybersecurity Ventures, trong năm 2021, tổng thiệt hại về kinh tế do tội phạm mạng gây ra có thể lên đến 6.000 tỷ USD. Với việc người dùng đang ngày càng được tiếp cận với Internet một cách dễ dàng hơn, con số này rất có thể tiếp tục gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Đáng buồn thay, điểm nổi bật nhất trong vấn đề an ninh mạng năm 2021 lại đến từ một phần mềm gián điệp mang tên Pegasus được tạo ra bởi NSO Group, một công ty bảo mật đến từ Israel. Sức mạnh của Pegasus đến từ sự ẩn danh cực kỳ mạnh mẽ của nó khỏi các biện pháp an ninh thông tin thông thường, nó đã khiến Apple và các công ty phần cứng khác phải mất hàng tháng trời để có thể phát hiện ra mình và mất thêm vài tuần sau đó để vá lỗ hổng. Về chức năng thì Pegasus có thể xâm nhập vào hầu như mọi thứ trên smartphone của người dùng từ dữ liệu phần cứng, bộ nhớ, camera đến cả những ứng dụng có mã hoá đầu cuối như Telegram hay Signal đều không thoát khỏi “nanh vuốt” của phần mềm độc hại này.

https://lh3.googleusercontent.com/BWpk8yo6UxVFYSStf9050CcS8bxjYvJEBIOt9klBDASlweT8_ss_UwQUmJvDwoB5FdUv4sBKDwLJR-u6zCYjZxlfLzBqrS77vXxAvTs-NkxuFa6LNLC2lXq1udzS9g4rqtc9vFBP

Trong suốt quá trình hoành hành của mình, nhiều cá nhân, tổ chức, thậm chí là quốc gia đã sử dụng Pegasus như một công cụ để do thám và theo dõi những yếu nhân. Nổi bật nhất có thể kể đến tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi điện thoại của ông này được nghi ngờ là đã bị Pegasus tấn công.

https://lh3.googleusercontent.com/_g4fJR7S1VtZRIQJMDWtIh-ch8xxfrUBncwI2XqIRe45WU4YKmn2pFk2hx4zfMhFGRHpT9NNcbvSo8i_mYltqRBXZvxQmyBbz5cwQ_X41xhxPdh0PA6MnsA181yYxWAR-BztHuIu

Có thể thấy, an ninh mạng không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp dữ liệu, lừa đảo tài chính đối với các cá nhân và tổ chức nhỏ lẻ, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đế an ninh quốc gia. Do vậy, nhiều Chính phủ trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng các chính sách mới về an ninh mạng nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng khả năng ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa trên Internet.

Chăm sóc sức khỏe từ xa

Đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới phải tiến hành các đợt giãn cách xã hội kéo dài, điều này dẫn đến thực trạng các bệnh nhân không mắc COVID-19 gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các điều kiện điều trị lý tưởng và một số không có khả năng chờ đợi đến hết giai đoạn phong tỏa. Trên thực tế đó, nhu cầu về việc tư vấn, khám chữa bệnh từ xa thông qua phương tiện công nghệ đã tăng vọt.

https://lh5.googleusercontent.com/0BOovoiInQBeuD3g0WDRMcBzErrd58nEjlBHwy3JK4N3sNT-3lK6DxIGDDf8OHiG84A6xvvGtnlDguv8g7L369K1YrUPo8i0r2-JCUkw50K8EzbWS-84nvY0WHqzQkZp48ZduA8n

Việc “thăm khám” của các y bác sĩ cũng từ đó bất đắc dĩ được đưa lên không gian mạng. Từ việc chẩn đoán, giám sát tình trạng bệnh lý đến các tư vấn về tâm lý cũng như kê đơn… tất cả đều được thực hiện từ xa.

Những công nghệ tiên phong của GE Healthcare – mảng y tế của General Electric (GE) - góp phần vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Cụ thể, GE đang cung cấp dịch vụ y tế cá nhân hóa và hiệu quả hơn thông qua y học chính xác đồng thời kết hợp công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm y tế của mình.

Điển hình như hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh Edison TruePACS. Hệ thống này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thích nghi tốt hơn trước khối lượng công việc lớn và tính chất phức tạp gia tăng của ca bệnh nhờ cải thiện độ chính xác trong chẩn đoán.

Đây là một sự kết hợp giữa công nghệ chẩn đoán hình ảnh PACS của GE và dịch vụ điện toán đám mây AWS của Amazon. Với tuỳ chọn triển khai tại chỗ hoặc trên đám mây, TruePACS cho phép lưu trữ hình ảnh y khoa, đọc ảnh và báo cáo từ xa cũng như trực tuyến.

Khi lựa chọn triển khai PACS tại chỗ hoặc trên đám mây, bác sĩ đều có thể truy cập các ứng dụng chẩn đoán hình ảnh có hỗ trợ AI (công nghệ trí tuệ nhân tạo). Nhờ đó, họ có thể nhanh chóng phân tích ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI), vi tính cắt lớp (CT) và các hình ảnh y tế khác ở bên ngoài cơ sở khám, chữa bệnh. Tính năng này mở ra nhiều cơ hội mới giúp chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn, đáp ứng được cả nhu cầu của bác sĩ và người bệnh.

Lấy ví dụ như ở vùng nông thôn, bệnh nhân phải di chuyển nhiều tiếng đồng hồ để tới trung tâm y tế lớn gần nhất. Khi đó, công cụ và dịch vụ chẩn đoán hình ảnh trên đám mây giúp cho họ có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào bằng cách kết nối nhà cung cấp dịch vụ PACS tại địa phương với các chuyên gia thuộc hệ thống đối tác lớn hơn. Mặt khác, khi một trung tâm chẩn đoán hình ảnh lớn bị quá tải, họ có thể kết nối với các đối tác để được hỗ trợ và chia sẻ khối lượng công việc. Trong cả hai mô hình, người bệnh đều được bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh chóng và phù hợp.

https://lh5.googleusercontent.com/_GAqtSJnnrkE1YAT9N8SEiN9Ajx4veQQNnM3M_XZypNREG8cgJhigcoxUOp43sEkicUzxnUpOT0AbU5vkPsAEAf0sqYjPZFLXYmGmE2uMu06r7ZkQm1HtCKowpib5PBvlkVyC4qe

Chưa dừng lại ở đó, giải pháp y tế của GE còn được ứng dụng để đối phó với dịch COVID-19 và mang lại những hiệu quả tích cực. Điểm hình là hệ thống nguồn lực y tế (Oregon Capacity System – OCS) sử dụng công nghệ AI do GE Healthcare phát triển và đang cung cấp cho các y bác sĩ tại Oregon (Hoa Kỳ) thông tin gần thời gian thực về số lượng giường cấp cứu và các nguồn lực y tế quan trọng khác trong bang.

Từ tháng 3/2020, khoảng 65 bệnh viện ở Oregon – chiếm 90% tổng số giường bệnh trong bang – đã thử nghiệm phiên bản đầu tiên của OCS để giúp tối ưu các nguồn lực thiết yếu trong vùng, bao gồm khu điều trị hồi sức tích cực, máy thở và buồng áp lực âm.

Bang Oregon và GE vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống hơn nữa. Cuối năm 2021, thông qua quan hệ đối tác chiến lược với Apprise Health Insights – công ty con chuyên về dữ liệu và phân tích của Hiệp hội Các Bệnh viện và Hệ thống Y tế Bang Oregon, một phiên bản OCS mở rộng sẽ ra mắt và cung cấp nhiều loại dữ liệu hơn: tình trạng khoa cấp cứu, tình trạng máy thở và hệ thống hỗ trợ duy trì sự sống cho các ca bệnh nặng (ECMO và CRRT). Đây là một giải pháp quản lý về mặt y tế vô cùng hiệu quả và hứa hẹn sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề trong vận hành y tế nếu được đưa ra ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Công nghệ blockchain và ứng dụng của nó

Bản thân công nghệ blockchain đã phải mất một thời gian dài để chứng minh được giá trị của mình trong mắt thế giới và năm 2021 chính là thời điểm mà ứng dụng của công nghệ này bùng nổ.

Nó không chỉ được biết đến là những đồng tiền ảo mang trong mình nhiều tranh cãi, blockchain giờ đây có thể được sử dụng trong vô vàn các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên số hoá như bảo mật dữ liệu, hỗ trợ giao dịch tài chính.

https://lh4.googleusercontent.com/931TCxJxU_DgYUF71hlLI1QqfiACrDEpBwVSQLiMdQ3Mqef19jbky2VxP0lQ9eFRtIGBXK4yDOWa_6ZZK-GPJ5Wot8f86y_LGLb7mSFUR_z5dSPqSR8BfvAwJWk5HiBwtCcIPFII

Đầu năm, người dùng Internet trên toàn thế giới được chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt các nền tảng blockchain hoàn toàn mới với nhiều mục tiêu ứng dụng khác nhau. Có thể kể đến Polygon (MATIC), đây là một sidechain được kết nối trực tiếp với Ethereum Mainnet nhằm tăng tốc độ xác thực giao dịch, trong khi có chi phí vô cùng rẻ.

Cũng không thể không kể đến sự ra mắt của Binance Smart Chain (BSC), một nền tảng đã trở thành “mái nhà” cho không ít dự án lớn. Điểm cộng của BSC đến từ chính thông lượng giao dịch lớn và tốc độ nhanh chóng của nó. Nhờ việc tương thích với máy ảo Ethereum hay còn gọi là EVM, những ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Ethereum hoàn toàn có thể được chuyển sang Binance Smart Chain một cách vô cùng thuận tiện và dễ dàng.

Vào những tháng cuối năm, chúng ta còn được chứng kiến một cơn bão cực lớn quét qua mạng Internet toàn cầu, đó chính là các tựa game Play-to-Earn với cái tên đình đám nhất là Axie Infinity, đây không những là tựa game ứng dụng công nghệ blockchain được biết đến nhiều nhất mà còn là một tượng đài, một chuẩn mực cho các dự án GameFi hậu bối phải noi theo.

https://lh5.googleusercontent.com/PFJbykrcHq13LmZGE33p-dGk7RNc1EABHdHswlgcYTZLe-XcaWpUD6vYCjtjoAVKg2TVaJkj0pvKdno-pPOcmi6h0cXL2AkUPWxYkF5u6mQOrASLfH1jzDvrEjMxzE6OzrmgoiwY

Hiện tại, nhiều chính phủ trên thế giới cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn với blockchain, thậm chí là tiến hành các nghiên cứu để ứng dụng công nghệ này vào các hoạt động của mình. Theo các chuyên gia, xu hướng áp dụng công nghệ blockchain sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Năng lượng sạch

Không chỉ là xu hướng của năm 2021, việc nghiên cứu và ứng dụng các loại năng lượng sạch vào đời sống sẽ tiếp tục phát triển để thay thế dần các loại năng lượng cung cấp bởi nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

Công nghệ điện khí LNG là một ví dụ điển hình trong việc chuyển dịch từng bước từ nhiên liệu hoá thạch truyền thống sang các loại nhiên liệu có lượng phát thải các-bon thấp. Về ưu điểm, những nhà máy điện khí sẽ có thể cắt giảm phát thải các-bon hơn một nửa so với điện than. Phương pháp này giúp giảm hoặc giảm triệt để lượng phát thải các-bon nhờ dùng hydrogen và phương pháp thu giữ và cô lập các-bon (CCS). Đồng thời, điện khí LNG có khả năng đạt hơn 90% hệ số công suất khi cần thiết.

Dẫn đầu trong lĩnh vực điện khí có thể kể đến tua-bin thế hệ H của GE. Cụ thể, một nhà máy chu trình hỗn hợp thế hệ H có công suất 1.000 MW chiếm diện tích khoảng 0,05 km2 so với 20 km2 của trang trại điện gió trên bờ hay nhà máy điện mặt trời có cùng quy mô.

Chú thích ảnh

Trong năm 2021, GE lần đầu tiên vận hành thương mại tuabin 9HA.02 – một trong những dòng tuabin lớn và hiệu suất cao nhất thế giới - ở nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên Track4A của Southern Power Generation, Malaysia, có công suất 1,4 GW. Nhà máy này đã được tạp chí POWER vinh danh là “Nhà máy điện của năm 2021” và Tạp chí Diesel & Gas Turbine Worldwide đánh giá là “Nhà máy điện của Thế giới” vì nó là “một mô hình giúp cân bằng các yếu tố: nhận thức về khí hậu, chi phí năng lượng hợp lý và độ ổn định trong bối cảnh nhu cầu điện của khu vực Đông Nam Á ngày càng cao”. Ngoài ra, công nghệ HA của GE tại nhà máy Juliangcheng của tập đoàn Huadian, Trung Quốc, cũng được tạp chí POWER trao “Giải thưởng Tái sáng chế” nhờ vai trò bù đắp và thay thế cho các nhà máy điện than đã ngừng hoạt động bằng chu trình hỗn hợp mới có hiệu suất cao.

Gần đây, GE cũng công bố các dự án thử nghiệm sử dụng công nghệ HA chạy bằng khí hydro. Các tuabin khí thế hệ H của GE hiện tại có khả năng đốt cháy tới 50% thể tích hydro trong hỗn hợp với khí tự nhiên. Khả năng này có được là nhờ hệ thống buồng đốt DLN2.6e tiêu chuẩn có trong các dòng tuabin 9HA.01, 9HA.02 và 7HA.03. Ngoài ra, các nhà máy chu trình hỗn hợp thế hệ H của GE còn có thể được thiết kế với hệ thống thu giữ cacbon sau quá trình đốt nhằm giảm tới 90% lượng khí thải CO2.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực điện khí, trong năm 2021, GE đã ra mắt Haliade-X 14 MW, tuabin gió ngoài khơi lớn nhất thế giới. Haliade-X 14 MW là phiên bản cập nhật của mẫu tuabin Haliade-X 13 MW đã được cấp phép hồi tháng 1/2021. GE Renewable Energy hiện đã tiến hành đo đạc thử nghiệm để xin cấp phép cho mẫu Haliade-X 14 MW. Được biết, một tuabin Haliade-X 14 MW có khả năng sản xuất 74 GWh điện mỗi năm đồng thời giúp giảm 52.000 tấn CO2 tương đương với lượng khí thải do 11.000 chiếc xe sản sinh trong một năm.

https://lh5.googleusercontent.com/4quOlWu2TqqlV6bkAWGmYHRfRd5pgX05TGG861BDGZBhNoZsc0Npmqs0aEr_rDcWoE3OkH9GMmbCBqSpZYyvB3pWXWyHMucfkxfgNUmHaUz6G82Ag3y4BXk7jk-wAlHAsiGeBJ7A

Theo kế hoạch, 87 tuabin gió ngoài khơi Haliade-X 14 MW sẽ bắt đầu vận hành thương mại ở trang trại Dogger Bank C cách bờ biển phía đông bắc nước Anh 130 km, cùng với các tuabin của hai giai đoạn Dogger Bank A và Dogger Bank B trước đó tạo nên trang trại điện gió ngoài khơi hoàn thiện lớn nhất thế giới. 

Mạng 5G

Có thể việc sở hữu một kết nối di động với tốc độ nhanh không phải là cái gì đó quá quan trọng cách đây vài năm. Nhưng đến 2 năm trở lại đây, khi tất cả các hoạt động của chúng ta đều được mang lên không gian mạng thì nhu cầu về một kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp và băng thông rộng mới trở thành một nhu cầu vô cùng chính đáng của tất cả mọi người.

https://lh6.googleusercontent.com/53PWQMmSklP7VfjAqcjR492s1u6VWLhxE0W5l3kzo9FpfO2QFMZMLY8vrS-h8G6zqKIZVjFaUwubxu7GIF8j-BQgLX-JKQUeVkHWztHdNVh6zmbHXHSL0u2SfokqkLdpPaCUDugJ

Với sự phát triển chóng mặt của số lượng thiết bị, nhu cầu về một đường truyền viễn thông đủ sức gánh vác lượng băng thông khổng lồ đó đã được nhiều nhà mạng tính trước, đó là lý do việc phổ cập 5G lại được hầu hết các ISP trên thế giới tập trung hoàn thiện trong năm 2021. Khi thế giới cùng nhau tiếp tục làm việc và học tập từ xa, giá trị của mạng 5G sẽ ngày càng trở nên rõ nét.

Mặc dù trong giai đoạn đầu, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc triển khai mạng 5G rộng rãi trên toàn cầu. Song những nỗ lực này vẫn được tiếp tục và các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc… đã đạt được những cột mốc nhất định trong việc phổ cập 5G đến người dùng đại chúng.

Trong khi đó, mọi nhà sản xuất thiết bị lớn trên thế giới đã bắt đầu tung ra thị trường các loại thiết bị với kết nối 5G ở nhiều phân khúc khác nhau. Còn đối với Qualcomm, kẻ dẫn đầu trong công nghệ 5G hứa hẹn sẽ giúp công nghệ này có giá cả phải chăng cho nhiều người dùng nhất có thể trong năm tới.

Những xu hướng mới của năm 2022

Có thể nói, 2022 sẽ lại là một năm hứa hẹn được chứng kiến sự bùng nổ của những công nghệ hỗ trợ con người hướng đến một cuộc sống trên không gian mạng. 

Các khía cạnh đã phát triển mạnh mẽ trong năm 2021 như an ninh mạng, năng lượng sạch hay khám chữa bệnh từ xa sẽ tiếp tục được tập trung đầu tư nghiên cứu. 

Về an ninh mạng, đó vẫn sẽ là tiếp tục cuộc chiến bảo mật thông tin các chuyên gia anh ninh thông tin và các hacker. Tuy nhiên, do nhiều vụ rò rỉ thông tin khổng lồ trong vài năm trở lại đây, người dùng cá nhân trên toàn thế giới đã bắt đầu có ý thức hơn về việc bảo vệ thông tin cá nhân của mình trước những mối đe doạ từ không gian mạng. Sự thay đổi mạnh mẽ từ cộng đồng rất có thể sẽ đem lại hiệu quả chung trong công cuộc chống lại các cuộc tấn công mạng quy mô lớn.

Về năng lượng sạch, các quốc gia trên thế giới cũng đã và đang bắt đầu tìm kiếm cho mình những giải pháp riêng và hiệu quả tuỳ theo điều kiện đặc thù để thay thế dần nhu cầu nhiên liệu hoá thạch.

Nhờ COVID-19, các biện pháp khám chữa bệnh áp dụng công nghệ đã nghiễm nhiên trở thành một xu hướng trong định hướng phát triển công nghệ. Không chỉ trong năm 2022, nhân loại rất có thể sẽ chứng kiến một sự lột xác nhanh chóng về quy trình quản lý tại các cơ sở y tế công cộng. Với sự xuất hiện của công nghệ, những quy trình, thủ tục phức tạp sẽ được tinh giản, dẫn đến việc vận hành một cơ sở khám chữa bệnh sẽ trở nên “khép kín” và hiệu quả hơn bao giờ hết. Có thể thấy sự hợp tác của GE và các bệnh viện tại bang Oregon kể trên làm ví dụ.

Bên cạnh những xu hướng đã có sẵn. Chúng ta rất có thể sẽ được chào đón những con sóng mới trong giới công nghệ, đặc biệt là cái gọi là metaverse, với kẻ dẫn đầu là Facebook (hay tên mới là Meta), với tham vọng ảo hoá thế giới thực tại và đưa tất cả lên đám mây. Tuy vẫn chưa hề có một ứng dụng thực tế nào cho thấy sự cần thiết của metaverse đối với đời sống thường nhật nhưng với một xã hội mà con người ngày càng dành nhiều thời gian hơn trên Internet thì một tương lai giống như Ready Player One có lẽ cũng sẽ rất nhanh thôi, bước ra khỏi màn bạc là xuất hiện trong thế giới hiện thực.