Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Ngành năng lượng bật mí con đường đến tương lai không các-bon

April 15, 2021

Những cuộc thảo luận về vấn đề trung hòa các-bon và việc tạo ra nhiều năng lượng tái tạo hơn đã được diễn ra gần đây tại Washington. Trong đó, không ít đề xuất liên quan đến việc mở rộng tín dụng thuế cho điện gió và điện mặt trời, xây dựng thêm các trang trại điện gió xa bờ với mục tiêu đạt được 30GW đến cuối thập kỷ. Nguồn công suất này có thể cung cấp đủ điện cho hơn 10 nghìn gia đình tại Mỹ và giúp cắt giảm đến 78 triệu mét khối phát thải các-bon.

Ngành công nghiệp năng lượng có thể đóng góp những giải pháp hữu ích cho vấn đề này. Đơn cử như việc hơn 20 công ty dịch vụ công lớn của Mỹ đã cam kết đạt mục tiêu trung hòa các-bon đến năm 2050. “Ngành điện chắc chắn là lĩnh vực tiên phong trong quá trình khử các-bon. Các nhà đầu tư sở hữu tiện ích đang hướng tới việc cắt giảm 50% lượng khí thải trong thập kỷ này và đã sẵn sàng đẩy mạnh hơn nữa để hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống” – cựu Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Ernest Moniz, người gần đây đã phát biểu tại sự kiện trực tiếp “Tương lai ngành năng lượng” của Washington Post do GE tài trợ cho biết.

Nhưng con đường dẫn đến tương lai các-bon thấp quả thật không dễ dàng. Xem xét sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo thời gian gần đây cho thấy, năng lượng gió và mặt trời chỉ chiếm chưa đến 1/10 tổng sản lượng điện của thế giới. Khi các công ty tiện ích trên thế giới đang nỗ lực cắt giảm điện than, họ sẽ phải thay thế chúng bằng các nguồn năng lượng khác. Các nguồn năng lượng này không những phải có mức phát thải các-bon thấp mà còn phải luôn khả dụng, nhất là trong những ngày không gió hoặc ngày mưa.

Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, than giúp tạo ra 35% sản lượng điện năm 2020 nhưng chúng cũng tạo ra gần ⅓ lượng khí thải các-bon trên toàn cầu trong năm 2018. Một giải pháp hoán đổi cho than là khí tự nhiên. Lượng khí thải các-bon của một nhà máy điện khí ít hơn khoảng 50% đến 65% so với một nhà máy điện than. Ngoài ra, các nhà máy điện khí hiện đại có thể nhanh chóng tăng công suất để hỗ trợ cho năng lượng tái tạo khi trời ngừng gió. Trên thực tế, việc chuyển đổi sang điện khí là yếu tố quan trọng nhất giúp ngành điện Hoa Kỳ giảm lượng khí thải các-bon xuống mức 33%, tính từ năm 2007. GE tin rằng khí tự nhiên có thể đóng vai trò là một nguồn bổ sung quan trọng cho năng lượng tái tạo. Cùng với các khoản đầu tư vào lưới điện, chúng có thể giúp đạt được mục tiêu trung hòa các-bon. “Đối mặt với một vấn đề vô cùng cấp bách, chúng ta phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn, bắt đầu từ ngành điện” – Ông Scott Strazil, CEO GE Gas Power phát biểu tại sự kiện trực tuyến của Washington Post với tư cách là nhà tài trợ.

Photo

Chương trình “Tương lai ngành năng lượng” của Washington Post tập trung thảo luận các vấn đề xung quanh cách để mang lại nhiều năng lượng tái tạo hơn, như các nguồn điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Chương trình do GE tài trợ. Ảnh: Getty Images. Ảnh bìa: GE.

Các hộ gia đình và doanh nghiệp không phải những khách hàng duy nhất mong chờ nguồn điện các-bon thấp. Tương lai của ngành vận tải cũng đang hướng đến việc tiêu thụ điện và tăng cường tìm kiếm nguồn năng lượng bền vững. Nếu như không có những cải tiến trong việc sản xuất nguồn điện bền vững, các ngành công nghiệp dựa vào điện – như xe điện – sẽ không tạo ra được nhiều lợi ích như mong đợi. “Chúng tôi sẽ không nhận được lợi ích khi điện khí hóa các ngành công nghiệp khác” – ông Strazik chia sẻ.

Mới đây, GE đã vạch ra một lộ trình để giảm lượng phát thải các-bon trong một sách trắng, thảo luận về sự tác động qua lại giữa khí đốt và năng lượng tái tạo. Nó đề cập đến 2 bước quan trọng:  phát triển các nguồn năng lượng tái tạo mà thế giới có thể đạt được nhanh nhất và đầu tư vào các nhà máy điện khí hiện đại để thay thế than. Bước thứ ba liên quan đến việc cải thiện và đầu tư vào lưới điện để có thể đáp ứng tốt hơn các nhà cung cấp và tiêu thụ khác nhau.

Những cuộc tranh luận về hiện đại hóa lưới điện nhắc nhở chúng ta rằng các cải tiến công nghệ không chỉ giới hạn ở các phương pháp sản xuất điện. Các khoản đầu tư vào phần mềm và kỹ thuật số – chẳng hạn như việc giám sát và tự động thông tin được thực hiện bởi Internet vạn vật có thể tạo ra lợi ích đáng kể về mặt năng suất và an toàn.

Đơn cử như ở Việt Nam, việc ứng dụng các công nghệ và tiện ích trong vận hành là những yếu tố then chốt giúp GE có thể phục vụ hàng chục nhà máy điện. Những đóng góp của GE vào lĩnh vực năng lượng xanh đã góp phần vào quá trình chuyển đổi năng lượng của cả nước, giúp đáp ứng đến 30% nhu cầu điện ở Việt Nam với gần 30 tuabin khí, phục vụ hơn 10 nhà máy điện và dự án.

“Lợi ích của việc hiện đại hóa và áp dụng những công nghệ mới nhất vào lưới điện là điều tối quan trọng. Chúng tôi nhận thấy nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng phục hồi và xây dựng một lộ trình khử các-bon thực sự hiệu quả với kế hoạch đầu tư vào lưới điện của chính quyền.” – Ông Vic Abate – Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Công nghệ của GE chia sẻ.