Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Mở khoá 6 bí ẩn lịch sử bằng tia X

September 16, 2021

Vào năm 1895, khi Wilhelm Roentgen chiếu tia cathode (tia âm cực) lên tay vợ mình và thực hiện chụp X-quang lần đầu tiên trên thế giới, vợ ông đã khóc và thốt lên: “Tôi vừa nhìn thấy cái chết của mình!”. Nhưng câu chuyện về tia X còn đi xa hơn thế.

Chỉ trong vòng vài tháng sau đó, phát hiện của Roentgen đã khởi đầu một lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh hoàn toàn mới. Một năm sau, kỹ sư, nhà bác học kiêm người đồng sáng lập ra GE Elihu Thomson đã chế tạo một máy chụp X-quang và chứng minh “việc sử dụng các hình ảnh “roentgen” lập thể để chẩn đoán gãy xương và xác định vị trí của những vật thể lạ trong cơ thể.” Tiếp đó, sau khi đồng nghiệp của Thomson tại GE là William D. Coolidge phát minh ra ống tia X hiện đại, các ứng dụng của tia X ngày càng mở rộng như chụp vi tính cắt lớp (chụp CT) và lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác không chỉ trong y tế. Ngày nay, các kỹ sư, nhà khảo cổ, nhà động vật học, nhà sử học nghệ thuật và thậm chí cả thợ săn tàu đắm đều sử dụng tia X để nhìn vào bên trong hiện vật và mở khóa các bí ẩn.

Xác ướp mang thai                                                    pregnant mummy

Một nhóm các nhà khảo cổ tại Bảo tàng Quốc gia Warsaw (Ba Lan) đang sử dụng máy chụp X-quang di động RTG của GE Healthcare để quan sát bên trong một bộ sưu tập xác ướp Ai Cập. Nhờ một ảnh chụp, họ phát hiện ra một xác ướp mang thai. Ảnh: Dự án Xác ướp Warsaw/GE Healthcare.

Vào một đêm muộn năm 2018 tại Bảo tàng Quốc gia Warsaw (Ba Lan), một nhóm các nhà khảo cổ đang xem xét ảnh chụp X-quang của một xác ướp Ai Cập có niên đại 2.000 năm. Xác ướp này ban đầu được xác định là một tư tế nam, tuy nhiên, một nhà khoa học trong nhóm đã nhận thấy một “cái gì đó phát sáng” trên ảnh chụp. Khi nhìn và phân tích kỹ hơn, họ phát hiện ra ánh sáng đó chính là một bào thai và xác ướp “tư tế nam” thực tế lại là một thai phụ. Đây là xác ướp mang thai đầu tiên được biết đến. GER đã chia sẻ về câu chuyện tại đây.

Chụp CT để giám định tranh

"The Resurrection of Christ” inside GE Healthcare’s Revolution CT scanner

Bức tranh “The Resurrection of Christ” bên trong máy chụp CT Revolution của GE Healthcare. Ảnh chụp tiết lộ nhiều chi tiết mắt thường không nhìn thấy. Ảnh: Humanitas Group.

Năm 2018, các chuyên gia bảo tồn người Ý đã sử dụng một máy chụp CT (một chiếc máy thường được sử dụng để quét các cơ quan nội tạng, xương, mạch máu) để kiểm tra một bức tranh từ thế kỷ 15. Bức tranh “The Resurrection of Christ” nằm trong kho lưu trữ của một viện bảo tàng từ những năm 1930 sau khi được xác định chỉ là bản sao tác phẩm của hoạ sĩ người Ý Andrea Mantegna. Tuy nhiên, kết quả chụp CT lại cho ra kết luận ngược lại: đây là tác phẩm gốc của Mantegna. Không chỉ ứng dụng trong y tế để chụp xương, cơ quan nội tạng và mạch máu, máy chụp CT còn hỗ trợ hiệu quả trong công tác bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Bên trong các xác ướp

fake cat mummy

Nhờ máy chụp CT, Bảo tàng Field tại Chicago đã phát hiện ra rằng bên trong các xác ướp đang lưu giữ ở đây không hoàn toàn giống với nội dung bên ngoài. Ví dụ, hình ảnh thu được từ một máy chụp CT do GE sản xuất cho thấy bên trong một xác ướp hình mèo lại không phải mèo mà là vài mẩu xương chim, dây da và sỏi để làm giả trọng lượng. Ảnh: Bảo tàng Field/John Weinstein.

Năm 2017, một nhóm các nhà khảo cổ và chuyên gia chẩn đoán hình ảnh tại Madrid, Tây Ban Nha đã sử dụng một máy chụp CT để kiểm tra ba xác ướp Ai Cập và một xác ướp từ quần đảo Canary. Một trong các xác ướp Ai Cập là Nespamedu - đại tư tế của pharaoh Imhotep. Quá trình chụp đã phát hiện ra 25 mảnh trang sức và bùa hộ mệnh được giấu dưới lớp băng quấn xác. Trong khi đó, ở Mỹ, một nhà Ai Cập học tại Đại học Emory đã chụp một xác ướp 3000 năm tuổi vốn được xác định là nữ và bất ngờ phát hiện ra rằng đây là Ankhefenmut - một tư tế nam kiêm nhà điêu khắc tại Đền Mut ở Thebes cổ đại (Luxor, Ai Cập ngày nay) sống từ năm 1069 đến 945 TCN. Cuối cùng, một nhóm nghiên cứu khác ở Chicago đã sử dụng công nghệ tương tự để phát hiện ra một xác ướp mèo giả có niên đại từ 3000 năm trước.

Chụp MRI voi ma mút

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tia X để chụp xác ướp từ năm 1939 tại Hội chợ Thế giới ở New York. Năm 2010, một nhóm nghiên cứu tại Viện GE Healthcare ở Waukesha, Wisconsin, Mỹ đã sử dụng một máy chụp cộng hưởng từ (MRI) để chụp bên trong Lyuba – voi ma mút cái một tháng tuổi chết đuối 42.000 năm trước trong một vũng lầy ở Siberia. Lyuba được một người chăn nuôi tuần lộc tìm thấy vào năm 2007 và hiện là xác ướp voi ma mút được bảo quản tốt nhất thế giới. Độc giả có thể xem các hình ảnh của Lyuba tại đây và khám phá thêm trong video này.

Bí ẩn hồ nước lớn

Lake Michigan shipwreck - Steve Libert

Năm 2001, một thợ lặn đam mê lịch sử tên Steve Libert đã tìm thấy một khúc gỗ kỳ lạ nhô ra khỏi đáy bùn của hồ Michigan. Anh cho biết mình đã ám ảnh với việc nghiên cứu và xác định vị trí của con thuyền Le Griffon từ khi còn là học sinh. Ảnh: Steve Libert/Great Lakes Exploration.

Năm 2001, một thợ lặn đam mê lịch sử tên Steve Libert đã tìm thấy một khúc gỗ kỳ lạ nhô ra khỏi đáy bùn của hồ Michigan. Từ khi còn là học sinh, Libert đã ám ảnh với câu chuyện về con tàu Pháp Le Griffon. Một sáng đẹp trời ngày 18/09/1679, con tàu này rời khỏi vịnh Green trên hồ Michigan rồi biến mất cùng thuỷ thủ đoàn sáu người. Libert nghi ngờ mảnh gỗ mình tìm thấy có thể là một phần cột buồm ở đầu con tàu Le Griffon. Để xác thực điều đó, anh đã lôi mảnh gỗ này khỏi đáy bùn của hồ và đặt vào một máy chụp CT. Ảnh chụp CT cho kết quả 29 vòng gỗ, giúp xác định liệu tuổi của cây gỗ và thời điểm chặt cây có trùng mốc thời gian với con tàu Le Griffon hay không. Tuy còn nhiều giả thuyết khác, nhưng Libert vẫn vững niềm tin và hy vọng có thể tiến hành rà soát kỹ hơn dưới đáy bùn để tìm kiếm phần còn lại của con tàu.

Thanh kiếm Saxon và bài thơ cổ

Katrin Lück with old scroll

Karen Lück cầm cuộn giấy chứa các ký tự bằng tiếng Mandaic trước máy chụp CT công nghiệp của GE. Ảnh: Baker Hughes, một công ty của GE.

Năm 2012, một chuyên gia bảo tồn người Đức đã sử dụng máy chụp CT công nghiệp để giải mã một cuộn giấy bọc chì nhỏ xíu có niên đại từ 1.600 năm trước. Khi máy chụp “mở” cuộn giấy, nhóm nghiên cứu phát hiện 41 dòng ký tự được viết bằng một ngôn ngữ cổ. Thiết bị được sử dụng trong trường hợp này là một máy chụp CT phiên bản công nghiệp đặt tại Trung tâm Giải pháp Kỹ thuật tại Đức của Baker Hughes - một công ty của GE. Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng phiên bản công nghiệp này để “quét” một khối đất lấy từ một công trường xây dựng và khám phá ra bộ vũ khí đầy đủ của một chiến binh Saxon, gồm một thanh kiếm dài 75cm và một con dao găm có niên đại từ thế kỷ thứ 8. GER đã chia sẻ về câu chuyện này tại đây.