Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Khám phá bí mật xác ướp bằng máy chụp X-quang

2 giờ sáng một ngày đầu tháng 12 năm 2018, Marzena Ożarek-Szilke nhìn vào ảnh chụp X-quang của một xác ướp được cho là một linh mục nam và phát hiện ra trong bụng của xác ướp này có một bào thai.

Ożarek-Szilke là một nhà nhân chủng học, nhà khảo cổ học và đồng giám đốc Dự án Xác ướp Warsaw - một nhóm các nhà khảo cổ học đang phân tích những xác ướp tại Bảo tàng Quốc gia Warsaw. Khi sử dụng máy chụp X-quang di động RTG của GE Healthcare để đo thêm xương chậu và các xương khác của xác ướp này, Ożarek-Szilke nhớ là đã nhìn thấy “cái gì đó phát sáng” trên ảnh chụp.

“Tôi đang rất mệt nên không tin được rằng mình đang quan sát một xác ướp mang thai” - nhà khoa học cho biết. “Tôi đã nhờ chồng mình là một nhà Ai Cập học đến để kiểm tra. Anh ấy cũng phát hiện ra bào thai, sau đó chúng tôi nhận diện được hộp sọ và những bộ phận cơ thể khác”.

Theo nhóm nghiên cứu, đây là xác ướp mang thai đầu tiên được biết đến. Họ cũng đã công bố phát hiện của mình trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học vào tháng 4 vừa qua. Người Ai Cập cổ đại thường lấy cơ quan nội tạng ra khỏi cơ thể trong quá trình ướp xác và cho những phần này vào lọ chôn cạnh xác ướp hoặc đặt lại vào trong bụng. Vậy người ta sẽ làm gì khi một thai phụ qua đời? Điều này khiến khám phá trở nên đáng chú ý hơn khi nó đặt ra những câu hỏi mới về tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại.

Mummy with geologists

Nhóm các nhà khảo cổ học tại Bảo tàng Quốc gia Warsaw sử dụng máy chụp X-quang di động RTG của GE Healthcare để quan sát bên trong các xác ướp Ai Cập cổ đại. Họ phát hiện ra một xác ướp mang thai nhờ một ảnh chụp X-quang. Ảnh: Dự án Xác ướp Warsaw/GE Healthcare.

Khi xác ướp này được chuyển đến Warsaw lần đầu vào năm 1826, trên quan tài khắc tên của một linh mục nam. Dù đã nhiều lần chụp X-quang xác ướp trước đó nhưng phải đến khi sử dụng công nghệ hình ảnh không xâm lấn của GE thì nhóm nghiên cứu mới phát hiện ra rằng xác ướp này không phải nam giới.

Nhờ công nghệ chụp CT và công nghệ hình ảnh y khoa di động của GE, nhóm nghiên cứu có thể quan sát rõ hơn thai nhi trong tử cung và những cơ quan nội tạng của người mẹ đã được ướp riêng, quấn băng và đặt lại vào trong bụng. Công nghệ này cho phép các nhà khảo cổ học nghiên cứu xác ướp từ nhiều góc độ khác nhau mà không cần phải di chuyển những mẫu vật dễ hỏng này. Trước đó, ảnh chụp X-quang thường bị méo mó. Giờ đây, công nghệ của GE đã giúp gia tăng chất lượng ảnh nhờ chụp một chuỗi ảnh thời gian thực, sau đó xếp lớp và tạo ra một hình ảnh toàn cảnh.

Dựa trên kích thước hộp sọ, thai nhi này ước chừng 7 tháng tuổi, còn người mẹ, sống ở thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, khoảng từ 20 đến 30 tuổi.

Công nghệ hình ảnh y khoa đang giúp mở khoá nhiều bí ẩn trong quá khứ dù kỹ thuật chụp X-quang đã được sử dụng trên xác ướp từ rất sớm. Cụ thể, Walter König đã thực hiện điều này vào năm 1896, chỉ một năm sau khi nhà khoa học Đức Wilhelm Conrad Röntgen phát hiện ra tia X.

“Trong những lần thử nghiệm máy chụp X-quang đầu tiên, anh phải nằm im trong máy nhiều tiếng đồng hồ để thu được hình ảnh. Quãng thời gian đó quá dài (để vật thể sống nằm bất động), nên xác ướp là một đối tượng lý tưởng” - Wojciech Ejsmond, đồng giám đốc Dự án Xác ướp Warsaw và cũng là một chuyên gia khảo cổ Ai Cập cổ đại chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu cho biết kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn đang cho phép họ quan sát những “chiếc hộp thời gian” từ quá khứ này theo cách chưa từng có. “Đôi khi xác ướp được bảo quản một cách kỳ diệu. Bạn có thể nhận diện khuôn mặt, móng tay và cả kiểu tóc nữa - về cơ bản nó giống như một chiếc hộp thời gian. Mặc dù ta cần ghi nhớ là một số cơ quan nội tạng đã bị lấy ra nhưng có nhiều thứ khác, trong đó có trái tim, thì vẫn được giữ nguyên” - Ejsmond cho hay.

Coffin Cartonnage case

Quan tài và xác ướp mang thai. Ảnh: Dự án Xác ướp Warsaw/GE Healthcare.

Từ khi khởi động vào năm 2015, Dự Án Xác ướp Warsaw đã sử dụng công nghệ chụp CT và X-quang để nghiên cứu các xác ướp tại bảo tàng. Hai kỹ thuật này bổ sung cho nhau, cung cấp những thông tin khác nhau về xác ướp - từ tuổi tác, sức khoẻ đến tình trạng dinh dưỡng hồi nhỏ, từ đặc điểm khuôn mặt cho đến manh mối về xã hội họ từng sống.

Ví dụ, ảnh chụp CT cho thấy bùa hộ mệnh, các loại bùa chú và đồ trang trí chôn cùng người chết, giúp nhóm nghiên cứu xác định niên đại và nơi sinh sống của xác ướp. Ảnh chụp X-quang lại có thể hiển thị dấu vết hạn chế tăng trưởng trên xương, cho biết những giai đoạn kém dinh dưỡng hoặc chấn thương lúc nhỏ.

Công nghệ của GE Healthcare còn giúp xác định xác ướp là giả hay thật. Ożarek-Szilke từng kiểm tra một xác ướp vốn được đánh dấu là làm giả từ thế kỷ 19 nhưng có vẻ đây lại là một xác ướp Ai Cập thật được tôn tạo vào thế kỷ 19.

“Khi chụp xác ướp này, ảnh X-quang cho kết quả tốt hơn chụp CT” - nhà khoa học chia sẻ. “Khi xem ảnh, tôi nhận thấy có xương người và bùa hộ mệnh của người Ai Cập cổ đại, đủ để chứng minh nó không phải hàng giả. Đây chỉ là một xác ướp khác biệt, kỳ lạ. Trước đây khi nghiên cứu những xác ướp tương tự, các nhà nghiên cứu gọi chúng là xác ướp giả”.

Công nghệ của GE còn có ý nghĩa thực tiễn khi giúp các nhà nghiên cứu không cần phải di chuyển những xác ướp mỏng manh và hạn chế nguy cơ làm hỏng xác.

“Điều này rất thuận tiện cho chúng tôi vì xác ướp được đặt trong nhiều phòng khác nhau. Thay vì phải di chuyển chúng đến chỗ thiết bị, chúng tôi có thể mang máy đến chỗ đặt xác ướp” - Ejsmond cho hay. “Việc này có ý nghĩa quan trọng vì mỗi chuyển động đều gây nguy hiểm cho cấu trúc của xác ướp”.

Giai đoạn đầu tiên của Dự án Xác ướp Warsaw liên quan đến sử dụng công nghệ hình ảnh y khoa cũng như phân tích ảnh chụp X-quang và CT hiện đã hoàn tất. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu cho biết họ có những kế hoạch lớn trông cậy vào công nghệ của GE Healthcare đồng thời hợp tác cùng GE để khám phá thêm về xác ướp, từ những loại virus xác ướp từng mắc phải khi còn sống cho đến việc dựng bản in 3D xương và bùa hộ mệnh.

“Chúng tôi cũng muốn có thể lấy mẫu siêu vi bên trong và bên ngoài xác ướp để xác định niên đại và biết thêm về sức khoẻ cũng như điều kiện sống của họ. Chúng tôi có thể lấy mẫu máu nhưng cần phải tìm hiểu thêm về phương thức để tiến hành những nghiên cứu như vậy. Đây mới chỉ là khởi đầu” - Ożarek-Szilke nói.