Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Điểm tin công nghệ tháng 10

October 31, 2020

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Biến rác thải nhựa thành khí Hydro

Công nghệ này giúp thế giới có thể loại bỏ rác thải nhựa vốn rất khó tái chế.

Photo

Các nhà nghiên cứu tại đại học Oxford đang hợp tác cùng các đồng nghiệp trên toàn thế giới,  phát triển phương pháp biến rác thải thành khí hydro chỉ với một thao tác và chi phí thấp.

Do tính chất khó tái chế, rác thải nhựa sau khi thải ra cuối cùng lại trôi nổi trên đại dương và sông suối trên khắp thế giới, trong khi thảm họa về môi trường đang ngày càng gia tăng. Thật tuyệt vời khi chúng ta có thể tái sử dụng loại rác thải này, thậm chí còn tốt hơn nếu có thể biến chúng thành khí hydro – một loại nguyên liệu sạch. Giáo sư hóa học tại Oxford chia sẻ về công nghệ mới này: “Nó mở ra một con đường tiềm năng để giải quyết những thách thức đặt ra bởi hiểm họa rác thải nhựa, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trên con đường phát triển đến nền kinh tế hydro bởi có thể cho phép họ nhảy cóc qua thời kỳ chỉ sử dụng nhiên liệu hóa thạch”

Sau khi nghiền nhựa thành các hạt, nhóm của Edwards trộn chúng với một chất xúc tác nhạy cảm với vi sóng cấu tạo từ ô xít sắt và ô xít nhôm. Hỗn hợp này được xử lý bằng vi sóng và tạo ra một lượng lớn khí hydro và dư lượng vật liệu cacbon, phần lớn trong số đó được xác định là nano cacbon. Phương pháp cho thấyrằng hơn 97% hydro trong nhựa có thể được chiết xuất trong thời gian rất ngắn thông qua một phương pháp chi phí thấp mà không thải ra khí CO2.

 Khôi phục các ngôn ngữ bị “lãng quên”

Photo

“Trí tuệ nhân tạo có thể giải mã được ngôn ngữ bị “lãng quên” bằng một số ít thông tin liên quan”

Phòng thí nghiệm khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo MIT (MIT CSAIL) đã phát triển ra một hệ thống có thể giải mã được những ngôn ngữ đã “bị lãng quên” – chúng là những ngôn ngữ cổ đặc biệt mà ngày nay chúng ta không thể đọc được.

Giải mãi các ngôn ngữ này không chỉ giúp các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu rõ hơn về hệ thống ngôn ngữ mà còn giúp hiểu thêm về những người từng sử dụng chúng. Một trong những thách thức là các ngôn ngữ này dường như không liên quan đến các ngôn ngữ khác, thậm chí, không thể tìm được ngôn ngữ tương quan để đối chiếu. Theo một bản tin của MIT News, mục tiêu cuối cùng của nhóm nghiên cứu là ứng dụng hệ thống này để giải mã các ngôn ngữ vốn gây khó khăn cho các nhà ngôn ngữ học trong hàng thập kỷ. Nó chỉ cần một vài nghìn từ trong ngôn ngữ đó để làm dữ liệu đầu vào”.

Hệ thống này hoạt động dựa trên một vài nguyên tắc chung của ngôn ngữ học lịch sử và có thể giúp làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, trong thực tế, các âm tiết mới thường ít khi bị bỏ đi hay được thêm vào hệ thống ngôn ngữ mà chỉ có sự thay thế. Nhóm MIT đã phát triển một thuật toán giải mã để hiểu được cách đưa các âm tiết vào một không gian đa chiều, nơi biểu thị sự khác biệt về phát âm bằng khoảng cách giữa các vector tương ứng. Kết quả thu được là một mô hình có khả năng phân tách từ ngữ trong ngôn ngữ cổ, và liên hệ các từ này tới những từ tương tự trong các ngôn ngữ liên quan”.

Vắc-xin chống lại bệnh Alzheimer

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Y Nam Florida đang nghiên cứu một loại vắc-xin có thể ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh Alzheimers ở bệnh nhân cao tuổi.

Nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp miễn dịch, liệu pháp tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của hệ miễn dịch, có thể giúp chống lại bệnh Alzheimer.

Vắc-xin này đang trong quá trình phát triển và đã được thử nghiệm trên chuột. Nó tấn công các dạng độc tố thần kinh của chất ức chế, thứ tạo thành các khối tế bào thần kinh trong não và là nguyên nhân cơ bản của bệnh Alzheimer. Chuanhai Cao, người chỉ đạo nghiên cứu cho biết: “Loại vắc-xin này sử dụng các tế bào miễn dịch của chính cơ thể để tấn công các phân tử chất ức chế độc hại tích tụ trong não”.

Cảm ứng trong thực tế ảo

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham của Vương quốc Anh đã sử dụng một loại sóng phổ biến có liên quan đến động đất để tạo ra “Quy luật về sự thích ứng của xúc giác”, có thể dẫn đường cho những tiến bộ mới trong thực tế ảo.

Nhà toán học Tom Montenegro-Johnson, người chỉ đạo cuộc nghiên cứu, cho biết: “Xúc giác là một giác quan nguyên thủy, quan trọng đối với từ tổ tiên cổ đại của chúng ta cho đến động vật có vú ngày nay, nhưng nó cũng là một trong những điều phức tạp nhất và hiểu biết về nó còn rất ít ỏi. Ví dụ, mặc dù chúng ta có các luật chung để giải thích thị giác và thính giác, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta có thể giải thích về xúc giác theo cách này”.

Montenegro-Johnson và các đồng nghiệp đã nghiên cứu cụ thể về sóng Rayleigh, sóng địa chấn, thứ được cho là chỉ di chuyển theo các bề mặt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các sóng truyền qua da và xương và được cảm nhận bởi các tế bào thụ cảm của cơ thể: “Sử dụng mô hình toán học của các thụ thể cảm ứng này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra cách các thụ thể nằm ở độ sâu cho phép chúng phản ứng với sóng Rayleigh. Sự tương tác của các thụ thể này với sóng Rayleigh là khác nhau giữa các loài, nhưng tỷ lệ độ sâu của thụ thể so với bước sóng vẫn như nhau, cho phép xác định quy luật tổng quát”.

 Bản sao kỹ thuật số của Trái Đất

Photo

Việc mô phỏng kỹ thuật số Trái Đất cho phép các nhà hoạch định chính sách thấy các tác động của biến đổi khí hậu và hiệu quả của các biện pháp hiện tại nhằm làm chậm lại biến đổi khí hậu. Ảnh: Getty Images.

Công nghệ bản sao kỹ thuật số đang là cơn “sốt” – các công ty bao gồm cả GE sử dụng công nghệ này để tạo ra các mô hình được mô phỏng bằng máy tính, cho phép chúng giúp dự đoán các lỗi và lên lịch bảo trì. Hiện nay, Liên minh Châu Âu đang áp dụng nguyên tắc đó cho Trái Đất – một vật thế lớn hơn rất nhiều lần.

Một bản sao kỹ thuật số của toàn bộ hành tinh sẽ cho phép các nhà nghiên cứu dự đoán các sự kiện khí hậu như hạn hán, lũ lụt và hỏa hoạn. Nhà khoa học khí hậu của Bộ Năng lượng hoa Kỳ Ruby Leung chia sẻ với Science: “Đây là một sứ mệnh quan trọng. Việc mô phỏng kỹ thuật số mà EU gọi là Định mệnh của Trái Đất cho phép các nhà hoạch định chính sách thấy các tác động của biến đổi khí hậu cũng như hiệu quả của các biện pháp đang được thực hiện để làm chậm lại biến đổi khí hậu.

Nền tảng dựa trên điện toán đám mây của Destination Earth sẽ bao gồm bản sao kỹ thuật số của các góc khác nhau của Trái Đất, bao gồm lưu thông đại dương, an ninh lương thực, dự báo thời tiết, và nhiều hệ thống con khác. Một mục tiêu trong dự án là chụp bầu khí quyển của hành tinh ở độ phân giải 1 km, cho phép hé lộ “chiều thứ ba” của mô hình khí hậu hay còn được gọi là đối lưu. Dự án sẽ được thực hiện trong thập kỷ tới, bắt đầu từ năm 2021.