Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Đảm bảo cung điện ổn định cho giai đoạn biến động

October 28, 2020

Dịch COVID-19 mang đến cho chúng ta nhiều trải nghiệm, đặc biệt là nhận thức về tầm quan trọng của việc ổn định nguồn điện trong thời kỳ khủng hoảng. Đơn cử như trong việc duy trì hệ thống ánh sáng và thiết bị trong các bệnh viện hoặc duy trì việc kết nối qua internet và mạng xã hội khi dịch bệnh bùng phát, nguồn điện càng chứng tỏ được vai trò này.

Trong khi đó, các nhà sản xuất điện phải đối mặt với nhiều trở ngại chưa từng có như việc đóng cửa biên giới, hạn chế đường bay quốc tế làm gián đoạn chuỗi cung ứng, và đình trệ nhiều công việc tại các nhà máy để tránh lây lan dịch bệnh. Song, việc vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng nhà máy điện vẫn cần phải được duy trì, với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến và các phương thức vận hành mới giúp đảm bảo nguồn điện sẵn có đồng thời phát triển nguồn điện cho nhu cầu tương lai.

Trong hội thảo trực tuyến vừa được GE Gas Power tổ chức, các chuyên gia toàn cầu và châu Á đã thảo luận về những phát kiến liên quan đến chiến lược và công nghệ từ xa, đồng thời chia sẻ câu chuyện thực tế về cách họ hỗ trợ khách hàng, cộng đồng và các quốc gia trong đại dịch. Trong đó, vấn đề được các chuyên gia dành sự quan tâm hàng đầu là sự an toàn.

Ramesh Singaram, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của GE Gas Power Châu Á, chia sẻ: “Ngay khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tấn công châu Á, chúng tôi đã hành động ngay lập tức, đồng thời vẫn đảm bảo rằng sự an toàn của các nhân viên được đặt lên trên hết và sau đó là hỗ trợ khách hàng. Chúng tôi hiện có hơn 2.000 nhân viên trong toàn khu vực làm việc tại các nhà máy điện, tại các văn phòng và cơ sở sản xuất của GE”.

Trước tiên, các nhà máy điện cần phải nhận định tình hình để lên kế hoạch bảo trì trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài. Sau đó, họ ưu tiên sắp xếp chuyển các đợt bảo trì của nửa cuối năm 2020 sang năm 2021. Họ cũng cần đảm bảo được rằng các đợt bảo trì và việc các công tác vận hành thử nghiệm đang diễn ra vẫn cần được duy trì; đồng thời các yêu cầu sửa chữa phát sinh sẽ được hoàn thành hiệu quả với hiệu suất cao.

Với GE, trọng tâm được đặt vào sự tương tác chặt chẽ với các khách hàng. Theo đó, GE cung cấp dịch vụ tư vấn về lịch trình triển khai và phương pháp tiếp cận, đồng thời đề xuất giải pháp dựa trên kinh nghiệm với hàng triệu giờ vận hành tua-bin khí cùng dữ liệu và các thông tin giám sát mà giải pháp công nghệ từ xa tiên tiến của GE mang lại.

Duy trì kế hoạch bảo trì, sửa chữa và vận hành thử nghiệm

Trong hơn 6 tháng qua, GE hỗ trợ một số lượng lớn các đợt bảo trì, sửa chữa và vận hành thử nghiệm. Trên toàn cầu, từ tháng 3 đến tháng 8/2020, GE đã giám sát việc vận hành thương mại chính thức của 14 dự án điện với tổng công suất vào khoảng 3.900 MW. Trong năm nay, công ty đã thực hiện 259 đợt bảo trì, đạt khoảng 80% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2020.

Ở châu Á, trong nửa đầu năm 2020, các nhóm dịch vụ của GE đã thực hiện 177 sự kiện cho khách hàng, bao gồm 48 đợt bảo trì và huy động hơn 1.300 nhân viên đến các địa điểm triển khai. Từ tháng 4 đến nay, GE đã thực hiện 6 phiên hỗ trợ khách hàng từ xa ở châu Á và 15 lần kiểm tra từ xa bằng thiết bị sử dụng công cụ kỹ thuật số Mentor Visual IQ.

“Ban đầu, khách hàng không chắc rằng liệu làm việc từ xa có thể đưa ra tư vấn chuyên môn cho từng trường hợp cụ thể hay không. Chúng tôi đã liên tục cho họ thấy rằng chúng tôi có các chuyên gia toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu của họ, giúp họ đạt được hiệu quả dễ dàng và nhanh chóng,” ông Ramesh nói.

Ông cho biết thêm: “Trong những thời điểm như thế này, chúng tôi luôn tìm cách để vượt qua thách thức. Sự biến động giúp chúng tôi đẩy nhanh hơn việc áp dụng các công cụ kỹ thuật từ xa. Khách hàng đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của các công cụ này trong việc tăng tốc vận hành và ứng dụng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cần thiết của các chuyên gia, bất kể họ ở tại hiện trường hay ở nơi nào khác trên thế giới”.

Ví dụ, GE đang sử dụng các công cụ như HelpLightning, một nền tảng thực tế ảo đồng bộ tương tác, giúp hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng trong thời gian thực mọi lúc mọi nơi. GE cũng sử dụng thiết bị thăm dò từ xa để kiểm tra bên trong tua-bin khí, trong khi các nhóm giám sát và chẩn đoán tua-bin khí từ xa của GE cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về hiệu suất của các máy móc đang hoạt động.

Những công nghệ này hữu hiệu không chỉ trong việc xác định thời điểm mà còn trong việc triển khai bảo trì và sửa chữa. Đầu năm nay, trong bối cảnh cách ly xã hội và hạn chế đi lại, GE đã sử dụng HelpLightning cho hơn 1.000 trường hợp khắp châu Á để hỗ trợ công tác bảo trì, trong đó bao gồm lắp đặt hệ thống cho tua-bin 9FB ở Trung Quốc và Đài Loan.

Ở Malaysia, GE cũng tiến hành kiểm tra định kỳ bằng việc kết nối các kỹ sư tại nhà máy với các chuyên gia kỹ thuật từ xa thông qua HelpLightning. Kiểm tra cánh dẫn hướng đầu vào (IGV) cho thấy các cánh gạt trong một bộ phận đã bị lệch có khả năng gây ra tình trạng mất điện đột ngột nếu không được phát hiện.

Các công nghệ kỹ thuật từ xa cũng sẽ giúp thúc đẩy vận hành thử nghiệm nhà máy. Tại Hàn Quốc, các chuyên gia GE không thể tham gia vào quá trình lắp đặt nhà máy theo kế hoạch nhưng với HelpLightning, họ có thể tư vấn cho nhóm kỹ sư tại hiện trường để hoàn thành công việc.

Hỗ trợ tinh gọn cho chuỗi cung ứng hiệu quả

Ngoài công nghệ từ xa, GE còn một phương pháp khác để đảm bảo hoạt động liên tục của chuỗi cung ứng thiết bị và linh kiện: hoạt động tinh gọn. Phương pháp này cho phép liên tục cải tiến vận hành, từ đó rút ngắn thời gian quay vòng, nâng cao chất lượng và hiệu suất.

Từ trước đại dịch, chuỗi hoạt động tinh gọn đã được triển khai ở các nhà máy và xưởng sản xuất của GE ở Châu Á, giúp cải tiến những công việc như quản trị phụ tùng trong thời gian triển khai công tác bảo trì và lắp đặt, hay trong quá trình vận chuyển vật tư và thiết bị tại các trung tâm sửa chữa.

Tác động của biến đổi khí hậu

Các nhà vận hành và phát triển nhà máy điện nhận ra rằng, về lâu dài, biến đổi khí hậu và sự chuyển hướng sang năng lượng tái tạo sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của họ. Ramesh cho biết: “Với mức độ đóng góp tương đương 1/3 công suất phát điện là 900GW của toàn khu vực, chúng tôi hiểu rất rõ động lực đằng sau sự chuyển đổi đó”.

Khi chuyển đổi sang một tương lai trung hòa các-bon, điện khí đóng vai trò quan trọng. Điện gió và điện mặt trời đang phát triển và theo đó, nhu cầu về nguồn điện ổn định có thể điều chỉnh được công suất ở các thị trường, ví dụ ở thị trường như Úc, sẽ chỉ tăng lên. Điều này cho thấy, điện khí, với lượng khí thải CO2 và chi phí nhiên liệu thấp, sẽ là một giải pháp hiệu quả để củng cố lưới điện.

Một động lực khác thúc đẩy vai trò của điện khí ở châu Á chính là khu vực này sẽ cần thêm gần 400 GW điện trong thập kỷ tới. Trong khi đó, tương lai của điện hạt nhân ở các quốc gia như Nhật không chắc chắn, còn điện hạt nhân và điện than đang bị loại bỏ dần ở những nước như Đài Loan và Hàn Quốc. Nhu cầu khí đốt sẽ ngày càng gia tăng để phục vụ cho gần 50 triệu dân ở Đông Nam Á chưa tiếp cận được với nguồn điện.

Thời kỳ khủng hoảng luôn mang tới những khó khăn, tuy nhiên, những thách thức mà nó đặt ra lại tạo cơ hội để chúng ta khám phá và sáng tạo ra những giải pháp mới. Với các giải pháp công nghệ mới, GE có thể vừa đảm bảo sức khỏe và an toàn cho các nhân viên trong dịch bệnh, lại vừa giúp xây dựng nhà máy đúng tiến độ, sửa chữa máy móc kịp thời và đảm bảo duy trì công tác bảo trì. Từ đó, châu Á có thể có được nguồn điện ổn định để phát triển kinh tế đồng thời tiến tới tương lai của những công nghệ sạch hơn, độc lập hơn với chi phí hiệu quả hơn.

Categories