Skip to main content
×

GE.com has been updated to serve our three go-forward companies.

Please visit these standalone sites for more information

GE Aerospace | GE Vernova | GE HealthCare 

header-image

Chẩn đoán sớm ung thư vú: khoảnh khắc thay đổi cuộc đời của kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh

October 25, 2020
Photo

Helen Parry, kỹ thuật viên trưởng của bộ phận phụ trách chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện Royal Perth ở Perth, Tây Úc. Ảnh: Helen Parry

Vào tháng Ba, Helen Parry, đã rất hào hứng khi một hệ thống chụp nhũ ảnh Senographe Pristina 3D mới tinh được đưa về bệnh viện Royal Perth ở Perth, Tây Úc. Parry hiện 57 tuổi, đang là kỹ thuật viên trưởng của bộ phận phụ trách chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, đồng thời bà cũng chịu trách nhiệm mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Tầm soát Ung thư Vú nơi bà đang làm việc. Đây là thiết bị đầu tiên cho phép bệnh nhân tự kiểm soát được sức nén lên ngực khi chụp với sự giám sát của kỹ thuật viên. Parry chăm chú theo dõi mọi người lắp đặt chiếc máy để đảm bảo rằng mọi thứ đã hoàn tất để chụp lại cho các bệnh nhân được chỉ định chụp thêm sau khi phát hiện bất thường trên ảnh chụp X-quang tuyến vú. Mỗi ngày, có khoảng 30 trường hợp thế này.

Song, trong cuối năm ngoái và đầu năm nay, việc lắp đặt thiết bị mới chỉ là bước đầu trong việc phục vụ bệnh nhân. Để đối phó với đại dịch COVID-19, bang Tây Úc hạn chế các dịch vụ tầm soát ung thư vú. Chính phủ Úc cũng cấm việc thực hiện sàng lọc theo yêu cầu để dành nguồn lực vật tư và trang thiết bị bảo hộ phục vụ chống dịch. Lệnh phong tỏa khiến các chuyên gia không thể tới bệnh viện để tham gia các buổi đào tạo kéo dài 1 tuần theo kế hoạch. Mặc dù đến cuối năm nay Parry mới cần phải chụp quang tuyến vú định kỳ (2 năm một lần), bà vẫn tình nguyện trở thành bệnh nhân sàng lọc đầu tiên của chiếc máy. Parry nói: “Thao tác kiểm tra có vẻ khá đơn giản. Tôi quay trở lại làm việc và chẳng bận tâm đến chuyện đó nữa, vì tôi đã từng khám sàng lọc trước đây”.

Hơn một tuần sau, bà ấy bất ngờ khi bác sĩ thông báo rằng có một đốm nhỏ bất thường trên ảnh chụp X-quang tuyến vú của bà. Vì thế, bác sĩ yêu cầu bà thực hiện siêu âm và các xét nghiệm sinh thiết cần thiết khác để xem xét kỹ càng hơn. Sau vài ngày căng thẳng chờ đợi kết quả, Parry chợt nhận ra rằng từ một bác sĩ X quang, bà sẽ trở thành một bệnh nhân.

Các xét nghiệm sinh thiết cho thấy rằng Parry mắc ung thư vú. Tuy nhiên, tiên lượng của bà rất khả quan do được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khối u còn nhỏ và chưa lan đến các tuyến hạch bạch huyết, khu vực mà Parry mô tả là một “siêu xa lộ để từ đó mọi thứ có thể lây lan đến các ngóc ngách trong cơ thể”.

Hai kỹ thuật viên đứng trước hệ thống chụp nhũ ảnh Senographe Pristina 3D. Ảnh: GE Healthcare.
Hai kỹ thuật viên đứng trước hệ thống chụp nhũ ảnh Senographe Pristina 3D. Ảnh: GE Healthcare.

 

Để điều trị cho Parry, vào tháng 5, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và các mô xung quanh, thay vì cắt bỏ toàn bộ ngực, sau đó xạ trị. Bởi vì khối u quá nhỏ, bác sĩ bỏ qua phương pháp truyền thống là truyền bức xạ sau khi phẫu thuật. Thao vào đó, họ đưa một nguồn bức xạ vào vết mổ hở của bà trong thời gian 20 phút trong khi phẫu thuật. Parry nói: “Tôi là người thứ tư ở bang này được điều trị bằng phương pháp mới. Nếu tôi mới 44 tuổi, chắc tôi sẽ vui hơn vì ở độ tuổi này, tôi có chút do dự.” Phác đồ điều trị sau đó cho Parry chỉ bao gồm các liều thuốc giảm Estrogen hàng ngày để ngăn ngừa sự tái phát của khối u.

Parry luôn cảm thấy may mắn khi được chẩn đoán bệnh sớm. Với kinh nghiệm chuyên môn và cá nhân của mình, bà kêu gọi những người phụ nữ khác đi khám sàng lọc Ung thư Vú thường xuyên, đặc biệt là ở Úc, nơi tất cả phụ nữ trên 50 tuổi sẽ được chụp X- quang tuyến vú miễn phí hai năm một lần. Bà chia sẻ: “Đối với tôi, đó là một việc cực kỳ cần thiết vì những lợi ích mà việc tầm soát ung thư sớm mang lại rất lớn”. Theo số liệu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, từ năm 1989 đến năm 2017, tầm soát ung thư sớm giúp gần 400.000 phụ nữ nước này thoát khỏi án tử.

Tuy nhiên, Parry lưu ý rằng kể từ khi đại dịch bùng phát, số lượt tầm soát ung thư vú ở Úc đã giảm 40%. Tuy lệnh hạn chế khám sàng lọc đã được dỡ bỏ vào tháng 6, dường như mọi người chưa sẵn sàng để đến bệnh viện. Mặc dù đánh giá cao sự cẩn trọng trước các nguy cơ lây nhiễm, Parry vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề sức khỏe khác. “Mọi người đều biết rằng ung thư vú vẫn chưa biến mất, chỉ là mọi người đang lo sợ nguy cơ lây nhiễm của COVID-19. Nhưng chúng tôi có đủ mọi thứ cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho người đến khám”.